Thứ Tư, 27/02/2019 19:02

Việt Nam dự kiến xuất khẩu 6 triệu tấn gạo năm 2019

Theo số liệu từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2018, Việt Nam xuất khẩu 6,1 triệu tấn lúa gạo, trị giá 3,06 tỷ USD, tăng 5,1% về lượng và 16,3% về giá trị so với năm 2017. Song song đó, Việt Nam cũng đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu gạo.

Năm 2019, dự kiến diện tích lúa trên cả nước là 7,53 triệu ha, năng suất trung bình 58,1 tấn/ha. Ảnh minh họa.

Nguyên nhân chính là do Việt Nam đã chuyển đổi được cơ cấu giống, tỷ trọng gạo chất lượng cao chiếm gần 80% gạo xuất khẩu, vì vậy đã nâng giá gạo xuất khẩu bình quân tăng từ 452 USD/tấn năm 2017 lên 502 USD/tấn năm 2018, tương đương và có thời điểm còn cao hơn giá gạo cùng loại của Thái Lan.

Về đất sản xuất, hiện nay đất sản xuất lúa cả nước chiếm trên 4 triệu ha, đảm bảo an ninh lương thực cho gần 100 triệu dân trong nước.

Trong năm 2019, dự báo xuất khẩu gạo Việt Nam vẫn đạt 6 triệu tấn, tương đương so với kết quả đã đạt được của năm 2018, trong đó thị trường chủ yếu là khu vực châu Á.

Cũng trong năm 2019, dự kiến diện tích lúa trên cả nước là 7,53 triệu ha, năng suất trung bình 58,1 tấn/ha, sản lượng gạo dự kiến đạt 43,8 triệu tấn, tương đương năm 2018, đủ cho nhu cầu trong nước và kế hoạch xuất khẩu.

Đối với xuất khẩu gạo, Bộ Nông nghiệp cho biết, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục dành sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát, kịp thời và có nhiều quyết sách tạo thuận lợi hơn cho phát triển nông nghiệp, nông thôn. Các chính sách hỗ trợ phát triển và những giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, phát triển thị trường, trong đó có ngành lúa gạo tiếp tục phát huy hiệu quả.

Tuy nhiên, hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam vẫn đang phải đối mặt với những khó khăn, thách thức trong bối cảnh thương mại gạo toàn cầu vẫn tiềm ẩn những biến động khó lường.

Cụ thể, từ cuối năm 2018 đến nay việc tiêu thụ gạo gặp một số khó khăn, giá lúa ở vụ Đông Xuân 2018-2019 giảm khoảng 1.000 đồng/kg so với cùng kỳ năm trước. Xuất khẩu gạo tháng 1/2019 đạt 437,6 nghìn tấn với giá trị đạt 195,3 triệu USD, giảm 10,9% về khối lượng và 18,2% về giá trị so với cùng kỳ năm 2018. Thị trường lớn nhất là Trung Quốc giảm, các thị trường khác chưa có nhiều khởi sắc.

Nguyên nhân do nguồn cung dồi dào vì đang bước vào thu hoạch rộ vụ lúa Đông Xuân - vụ lúa lớn nhất trong năm, trong khi đó các giao dịch xuất khẩu cũng ít hơn trong thời gian gần Tết. Các thị trường quốc tế đang tiếp tục có sự cạnh tranh gia tăng về chất lượng, chủng loại và yêu cầu kiểm tra chất lượng hàng xuất khẩu.

Mới đây Thủ tướng đã chỉ đạo giao Bộ Tài chính thu mua đưa vào dự trữ quốc gia năm 2019 với lượng 200.000 tấn gạo và 80.000 tấn lúa.

Đồng thời, một số doanh nghiệp Trung Quốc đã trao đổi, thống nhất với các đối tác của Việt Nam về nhu cầu xuất khẩu gạo của Việt Nam. Cụ thể biên bản ghi nhớ đã được ký kết giữa Tổng công ty Lương thực Miền Nam (Vinafood 2) và Thung lũng Thực phẩm Nông nghiệp Công nghệ cao quốc gia Sơn Đông - Trung Quốc (FVC). Hai bên sẽ thực hiện ngay Bản ghi nhớ này trong nửa đầu năm 2019.

Duyên Duyên

VNECONOMY

Các tin tức khác

>   Cạnh tranh 'nghẹt thở', trung tâm mua sắm tăng ứng dụng công nghệ (27/02/2019)

>   Phái đoàn Triều Tiên thăm nhà máy VinFast (27/02/2019)

>   Cho phép nhận chìm hơn 15,3 triệu m3 vật chất ở biển ​ (27/02/2019)

>   Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tiếp Tổng thống Donald Trump (27/02/2019)

>   Thái Nguyên báo cáo vụ 'nhà máy thép biến thành khu đô thị' (27/02/2019)

>   Vũ “nhôm” kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm (27/02/2019)

>   Tổng thống Trump ca ngợi sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam khi tới Hà Nội (27/02/2019)

>   Viễn cảnh tuyến đường sắt Hàn Quốc – Triều Tiên – Trung Quốc - Việt Nam (27/02/2019)

>   Bộ GTVT báo cáo 3 phương án đường sắt cao tốc bắc - nam (27/02/2019)

>   Tàu điện sẽ chạy trên đường sắt TP.HCM - Cần Thơ (27/02/2019)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật