Thứ Năm, 28/02/2019 14:04

Tháng 2, doanh nghiệp thành lập mới giảm cả về lượng lẫn chất

Trong tháng 2/2019, cả nước có 5,900 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký là 96,300 tỷ đồng, giảm 41.5% về số doanh nghiệp và giảm 36.3% về số vốn đăng ký so với tháng trước. Một phần do kỳ nghỉ Tết Nguyên đán năm nay rơi vào tháng 2.

Vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp đạt 16.3 tỷ đồng, tăng 8.8%; tổng số lao động đăng ký của các doanh nghiệp thành lập mới là 56,000 người, giảm hơn 48%. Trong tháng, cả nước còn có 1,747 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, giảm 79.4% so với tháng trước; 2,823 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, giảm gần 74%; 1,740 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, giảm 85.8%; 1,354 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, giảm gần 25%.

Tính chung 2 tháng đầu năm 2019, cả nước có 15,979 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng vốn đăng ký là 247.4 nghìn tỷ đồng, giảm 14.6% về số doanh nghiệp và tăng 25.4% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2018; vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới đạt 15.5 tỷ đồng, tăng 46.7%. Nếu tính cả 531,200 tỷ đồng vốn điều chỉnh của các doanh nghiệp thay đổi vốn đăng ký thì tổng số vốn đăng ký bổ sung thêm vào nền kinh tế trong 2 tháng là 778,600 tỷ đồng.

Theo lĩnh vực hoạt động, trong 2 tháng đầu năm nay hầu hết các lĩnh vực có số doanh nghiệp thành lập mới giảm so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, ngành bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe máy là khoảng 6,000 doanh nghiệp, là ngành chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng số doanh nghiệp thành lập mới, tương ứng 37.5%; tuy nhiên vẫn giảm 7.3% so với năm trước. Các ngành chiếm tỷ trọng cao trong tổng số doanh nghiệp thành lập mới lần lượt là ngành chế biến, chế tạo với 13%; ngành xây dựng chiếm 12.5%;...

Số doanh nghiệp thành lập mới trong 2 tháng đầu năm tại các vùng kinh tế đều giảm so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể, Vùng Đông Nam Bộ giảm 20.6%; Đồng bằng sông Hồng giảm 6.6%; Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung giảm 11.9%; Đồng bằng sông Cửu Long giảm 10.4%; Trung du và miền núi phía Bắc giảm 27%; Tây Nguyên giảm 8,8%.

Số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn trong 2 tháng đầu năm nay là 13,519 doanh nghiệp, tăng 20.8% so với cùng kỳ năm trước. Theo lĩnh vực hoạt động, xếp đầu tiên một lần nữa, các doanh nghiệp bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe máy tạm ngừng kinh doanh có thời hạn (chiếm 37.8% tổng số lượng) tăng 18.4% so với cùng kỳ năm trước.

Trong 2 tháng đầu năm nay còn có 13,692 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, trong đó có 7,843 doanh nghiệp bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo chương trình chuẩn hóa dữ liệu năm 2018 để loại bỏ các doanh nghiệp đã thành lập trước đây nhưng trên thực tế không còn hoạt động.

Số doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể trong 2 tháng đầu năm 2019 là 3,156 doanh nghiệp, tăng 24.8% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó có 2,907 doanh nghiệp có quy mô vốn dưới 10 tỷ đồng (chiếm hơn 92% tổng số doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể), tăng 25.3%.

Thừa Vân

FILI

Các tin tức khác

>   Gỡ khó cho doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu sản xuất (28/02/2019)

>   Gỡ nút thắt điện mặt trời áp mái (28/02/2019)

>   Hàng Việt dễ sang Nhật hơn nhờ CPTPP (28/02/2019)

>   Hoãn một loạt chuyến bay giữa Việt Nam-châu Âu do đóng cửa không phận Pakistan (28/02/2019)

>   Khu vực kinh tế tư nhân tăng tốc (27/02/2019)

>   Việt Nam dự kiến xuất khẩu 6 triệu tấn gạo năm 2019 (27/02/2019)

>   Cạnh tranh 'nghẹt thở', trung tâm mua sắm tăng ứng dụng công nghệ (27/02/2019)

>   Phái đoàn Triều Tiên thăm nhà máy VinFast (27/02/2019)

>   Cho phép nhận chìm hơn 15,3 triệu m3 vật chất ở biển ​ (27/02/2019)

>   Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tiếp Tổng thống Donald Trump (27/02/2019)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật