Thứ Tư, 13/02/2019 17:28

OPEC cắt giảm sản lượng dầu gần 800,000 thùng/ngày trong tháng 1/2019

  • Khối 14 quốc gia cùng với 10 quốc gia sản xuất dầu mỏ khác đang hợp tác để giải quyết tình trạng dư cung trên thị trường dầu
  • Ả-rập Xê-út là nước đi đầu trong việc cắt giảm sản lượng dầu, trong khi đó I-raq và Nigeria lại vượt hạn ngạch khoảng 100,000 thùng/ngày

Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) chưa đạt được mục tiêu sản lượng trong tháng 1/2019, nguyên nhân là do tổ chức này vừa tiến hành một đợt giảm sản lượng mới.

Điều này diễn ra trong bối cảnh OPEC lại cắt dự báo nhu cầu dầu trong năm 2019. OPEC cũng dự báo nguồn cung từ Mỹ và các nước ngoài khối OPEC sẽ tăng nhẹ.

OPEC đang hợp tác với 10 nước khác nằm ngoài OPEC, bao gồm cả Nga, để cắt giảm 1.2 triệu thùng/ngày. Liên minh OPEC+ muốn ngăn chặn tình trạng dư cung dầu – một yếu tố đã khiến giá dầu tụt dốc không phanh trong giai đoạn năm 2014-2016.

Trong tháng 1/2019, OPEC đã cắt giảm 797,000 thùng/ngày khỏi thị trường. Mục tiêu OPEC nhắm đến là cắt giảm tổng cộng 812,000 thùng/ngày trong một nỗ lực ngăn chặn tình trạng dư cung trên thị trường dầu mỏ hiện nay.Theo các nguồn tin độc lập được trích dẫn trong báo cáo hàng tháng của OPEC, tổng sản lượng tháng 1/2019  của tổ chức này là khoảng 30.8 triệu thùng/ngày, thấp hơn mức 31.6 triệu thùng/ngày của tháng 12/2018.

Cho đến nay, quốc gia giảm sản lượng mạnh nhất là Ả-rập Xê-út – quốc gia sản xuất hàng đầu OPEC. Vương quốc này đã bơm vào thị trường khoảng 10.2 triệu thùng/ngày trong tháng 1/2019, giảm 350,000 thùng/ngày so với tháng 11/2018 và thấp hơn hạn ngạch theo thỏa thuận cắt giảm sản lượng gần 100,000 thùng/ngày. Ả-rập Xê-út sẽ còn tiếp tục giảm sản lượng dầu xuống còn 9.8 triệu thùng/ngày vào tháng 3/2019, Khalid al-Falih, Bộ trưởng Năng lượng Ả-rập Xê-út, trả lời với tờ Financial Times trong một bài báo được công bố vào ngày thứ Ba (12/02).

Sau Ả-rập Xê-út, các Tiểu Vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) và Kuwait cũng giảm mạnh sản lượng, mặc dù UAE đã sản xuất cao hơn hạn ngạch một chút trong tháng trước.

Nhìn chung, phần lớn các nước thuộc OPEC đều sản xuất vượt hạn ngạch trong suốt tháng đầu tiên thực hiện thỏa thuận cắt giảm, mặc dù một số quốc gia chỉ vượt hạn ngạch một chút.

Trong khi đó, Iraq sản xuất vượt hạn ngạch nhiều nhất. Được biết, Iraq thường xuyên sản xuất vượt hạn ngạch trong suốt đợt cắt giảm sản lượng từ tháng 1/2017-6/2018. Đất nước sản xuất dầu đứng thứ hai trong OPEC này đã bơm gần 4.7 triệu thùng/ngày trong tháng 1 vừa qua, vượt trên hạn ngạch khoảng 157,000 thùng/ngày.

Nigieria – vốn được miễn tham gia vào đợt cắt giảm sản lượng lần trước – đã sản xuất vượt mức giới hạn khoảng 107,000 thùng/ngày trong tháng 1/2019. Tuy nhiên, dữ liệu được cung cấp trực tiếp từ đất nước này cho thấy Nigeria vẫn đang bơm đúng hạn ngạch.

Các nỗ lực nhằm làm giảm nguồn cung của OPEC được tiếp thêm sức mạnh từ đà giảm sản lượng của Iran, Libya và Venezuela. Đây là ba nước thành viên này được miễn tham gia vào thỏa thuận cắt giảm sản lượng hiện tại.

Sản lượng dầu của Iran giảm bớt phần nào vì quốc gia này đang chịu áp lực từ lệnh trừng phạt năng lượng của Mỹ. Sản lượng của Libya giảm 52,000 thùng/ngày vì hoạt động tại mỏ dầu lớn nhất của nước này đang tạm ngưng do xung đột với công nhân và nhóm người biểu tình có trang bị vũ trang.

Sản lượng của Venezuela giảm thêm 59,000 thùng/ngày trong tháng 1/2019, tiếp nối đà lao dốc trong bối cảnh bị kìm kẹp bởi những bất ổn chính trị và khủng hoảng kinh tế. Sản lượng dầu của nước này được dự báo sẽ còn giảm mạnh trong tương lai khi ông Trump ra lệnh trừng phạt lên Công ty dầu khí quốc doanh PDVSA.

Dự báo nhu cầu ảm đạm hơn

OPEC và các nước đồng minh đồng ý cắt giảm sản lượng trong tháng 12/2018 vì nhu cầu tăng trưởng chậm lại trong khi nguồn cung ngày càng tăng mạnh hơn, những yếu tố này này đã làm giá dầu giảm hơn 40% trong quý cuối cùng của năm 2018.

Hôm thứ Ba (12/02), OPEC cho biết hiện nay họ kỳ vọng nhu cầu dầu mỏ trên thế giới tăng thêm 1.24 triệu thùng/ngày, thấp hơn 50,000 thùng/ngày so với ước tính ban đầu. Phần giảm đi là khá nhỏ so với tổng nhu cầu dầu của thế giới – vốn được các chuyên gia dự báo sẽ đạt 100 triệu thùng/ngày trong năm 2019. Tuy nhiên, OPEC đã nhiều lần giảm dự báo nhu cầu trong vài tháng gần đây.

OPEC đã hạ dự báo dựa trên cơ sở kỳ vọng tăng trưởng kinh tế thấp hơn ở những khu vực kinh tế phát triển như châu Mỹ, châu Âu, Mỹ-Latinh và Trung Đông.

OPEC cho biết trong báo cáo: “Trong hai năm vừa qua, nhu cầu  dầu trên thế giới hóa ra đều cao hơn mức dự tính vì bức tranh kinh tế tươi sáng hơn, đặc biệt là từ Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD). Với đà tăng trưởng kinh tế được dự đoán là sẽ suy giảm trong năm nay khiến những quốc gia tiêu thụ dầu lớn trở thành những mục tiêu được kỳ vọng trong tương lai”.

OPEC cũng đã nâng dự báo sản lượng từ các nước ngoài OPEC thêm 80,000 thùng/ngày lên 2.18 triệu thùng/ngày trong năm 2019, vì sản lượng cao hơn dự tính đến từ vùng Vịnh Mexico.

OPEC dự kiến thế giới sẽ cần 30.6 triệu thùng/ngày từ tổ chức này trong năm 2019, giảm 1 triệu thùng/ngày so với năm ngoái.

Trân Võ (Theo CNBC)

Fili

Các tin tức khác

>   SCMP: Tập Cận Bình sẽ gặp phái đoàn Mỹ vào ngày 15/02 (13/02/2019)

>   Thị trường không nên phản ứng thái quá nếu không có thỏa thuận Mỹ-Trung (13/02/2019)

>   Đài Hàn nói chuyên cơ của Kim Jong-un đã bay thử đến Hà Nội (13/02/2019)

>   Alibaba kiếm tiền bằng cách nào mà tăng trưởng liên tục? (14/02/2019)

>   Ông Trump mở khả năng gia hạn “đình chiến” thương mại Mỹ-Trung (13/02/2019)

>   Singapore có ATM cá hồi đầu tiên thế giới (13/02/2019)

>   Cố vấn: Ông Trump muốn gặp ông Tập “rất sớm” (12/02/2019)

>   Kinh tế thế giới sẽ suy thoái vào cuối năm nay hoặc năm tới? (11/02/2019)

>   Đàm phán ngân sách đổ vỡ, Chính phủ Mỹ lại đứng trước nguy cơ đóng cửa (11/02/2019)

>   Doanh thu Tết Nguyên Đán của Trung Quốc mất đà vì kinh tế giảm tốc (11/02/2019)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật