Thứ Tư, 13/02/2019 14:47

Thị trường không nên phản ứng thái quá nếu không có thỏa thuận Mỹ-Trung

  • Mỹ đã phí không hai năm vào những cuộc đàm phán không kết quả với Trung Quốc
  • Mối quan hệ hợp tác với châu Âu, Mexico, Canada và Nhật Bản mới là thứ mà Mỹ cần coi trọng
  • Phía Nhà Trắng nên xem xét lại chính sách đàm phán với bên Trung Quốc

Kể từ khi Trump nhậm chức vào tháng 1/2017, thâm hụt thương mại với phần còn lại trên thế giới của Mỹ đã làm nền kinh tế Mỹ mất đi 1.6 ngàn tỷ USD. Khoảng một nửa trong số đó – 760 tỷ USD – là số tài sản ròng chảy sang Trung Quốc thông qua mua bán hàng hóa.

Trong suốt khoảng thời gian đó, việc tập trung quá mức và quá sai lầm vào Trung Quốc đã để lại một “lỗ đen” thâm hụt lên tới 670 tỷ USD cho Mỹ trong hoạt động thương mại với Châu Âu, Mexico, Canada và Nhật Bản – vốn chiếm đến 2/3 kim ngạch xuất khẩu của Mỹ.

Với những chính sách hiện tại, tình trạng thâm hụt ở Mỹ vẫn tiếp tục tăng vọt, khiến Mỹ phải đối mặt với tình trạng mất đi nguồn thu, công việc và tài sản trong ngành cạnh tranh về nhập khẩu. Vô lý thay khi Trung Quốc cảnh báo Mỹ phải có tinh thần hợp tác”. Nói cách khác, phía Bắc Kinh đang muốn nói rằng việc Mỹ chuyển giao tài sản và công nghệ sang Trung Quốc vốn là việc nên làm. Vậy nên, lời khuyên dành cho phía Washington là cứ mặc kệ vấn đề đó đi và cứ việc hợp tác với Bắc Kinh vì đây là một “mối quan hệ đầy quyền lực”.

Cần phải dừng ngay trò hề này lại

Thặng dư thương mại của Trung Quốc đối với Mỹ đã tăng thêm 11% trong giai đoạn từ tháng 1-11/2018 và có lẽ đó chính là một “bằng chứng” rõ ràng để Trung Quốc thấy Mỹ đang đi xuống vì chuyện vô lý đó.

Con số đó quả là một sỉ nhục lớn đối với các chuyên gia về Trung Quốc ở trong Nhà Trắng. Họ chắc hẳn phải cảm thấy kinh ngạc vì trong vòng 11 tháng đầu năm ngoái, kim ngạch xuất khẩu của Bắc Kinh tới Mỹ lên tới hơn 500 triệu USD.

Hẳn là bây giờ phía Bắc Kinh đang cho rằng “hợp tác để đôi bên cùng có lợi” và chỉ cần “hợp tác” với nhau, chứ đừng hấp tấp đưa ra những thứ như là thuế quan, và vân vân.

Vậy rốt cuộc thì đâu mới là cách để chấm dứt trò hề này? Câu trả lời chính là: Một cuộc đấu tranh thương mại khốc liệt. Đó là lý do tại sao.

Rõ ràng Trung Quốc tin rằng việc khoản thặng dư thương mại dự kiến 430 tỷ USD với phía Mỹ trong năm 2018 – tăng 14% so với năm 2017 – là hoàn toàn chấp nhận được. Thế nên Bắc Kinh đã cam kết rằng sẽ “đấu tranh tới cùng” để bảo vệ doanh thu thương mại và đầu tư khổng lồ với Mỹ.

Dĩ nhiên, phía Washington không đồng ý.

Cuộc đụng độ khó tránh khỏi này lại là một điều bất ngờ đối với phần lớn chuyên gia Mỹ, vì họ nghĩ rằng các vấn đề thương mại sẽ chẳng ảnh hưởng gì mấy đến mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc.

Ngược lại, Trung Quốc lại xem thương mại là một vấn đề cực kỳ liên quan đến chính trị và an ninh quốc gia. Vậy nên, diễn biến của cuộc đàm phán thương mại được Bắc Kinh xem như là một cuộc chiến sống còn để bảo vệ chủ quyền đất nước.

Những dự định đầu tư

Giữa cuộc chiến này, hẳn người ta sẽ tự hỏi liệu có thể có một cuộc đối thoại hợp lý để điều chỉnh lại dòng chảy thương mại, tài chính và đầu tư giữa Mỹ và Trung Quốc hay không.

Cá nhân tác giả của bài viết này không mong chờ tuần này Mỹ có bất cứ đột phá nào cho những yêu cầu cải cách nhắm vào Trung Quốc để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, chấm dứt việc trợ cấp xuất khẩu lao động bất hợp pháp và việc chuyển giao công nghệ trái pháp luật.

Cục Phân tích Kinh tế (BEA) cho hay thị trường hiện nay cũng không cần phải quá hoảng loạn khi không có đàm phán thương mại nào được thành lập với Trung Quốc. Sản lượng hàng hóa Mỹ xuất khẩu sang Trung Quốc chỉ chiếm 7.2% trong tổng số hàng hóa xuất khẩu sang nước ngoài tính từ tháng 1 đến tháng 10/2018.

Thỏa thuận mua bán hàng hóa với châu Âu, Mexico, Canada và Nhật Bản mới là vấn đề cần được ưu tiên. Những thị trường này mới là những nơi chủ yếu chiếm tới 2/3 sản lượng hàng xuất khẩu của Mỹ.

Vậy nên, đừng lãng phí thời gian nữa. Đơn giản là hãy áp dụng nguyên tắc “thương mại tự do, công bằng và tương hỗ” mà Washington vừa đề ra khi đàm phán với Trung Quốc.

* Bài viết thể hiện quan điểm của ông Michael Ivanovitch trên CNBC

Trân Võ (Theo CNBC)

FiLi

Các tin tức khác

>   Đài Hàn nói chuyên cơ của Kim Jong-un đã bay thử đến Hà Nội (13/02/2019)

>   Alibaba kiếm tiền bằng cách nào mà tăng trưởng liên tục? (14/02/2019)

>   Ông Trump mở khả năng gia hạn “đình chiến” thương mại Mỹ-Trung (13/02/2019)

>   Singapore có ATM cá hồi đầu tiên thế giới (13/02/2019)

>   Cố vấn: Ông Trump muốn gặp ông Tập “rất sớm” (12/02/2019)

>   Kinh tế thế giới sẽ suy thoái vào cuối năm nay hoặc năm tới? (11/02/2019)

>   Đàm phán ngân sách đổ vỡ, Chính phủ Mỹ lại đứng trước nguy cơ đóng cửa (11/02/2019)

>   Doanh thu Tết Nguyên Đán của Trung Quốc mất đà vì kinh tế giảm tốc (11/02/2019)

>   Tâm lý nhà đầu tư phập phồng theo đàm phán thương mại Mỹ-Trung (11/02/2019)

>   Trung Quốc: Phó Thủ tướng Lưu Hạc sẽ tham gia vào đàm phán Mỹ-Trung (11/02/2019)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật