Thứ Tư, 16/01/2019 20:00

Thị trường bảo hiểm Myanmar mở cửa cho các công ty bảo hiểm nước ngoài

Sau một khoảng thời gian chờ đợi khá lâu, các công ty bảo hiểm nước ngoài cuối cùng cũng được “bật đèn xanh” để hoạt động tại Myanmar, Bộ Kế hoạch và Tài chính (MOPF) cho hay, The Myanmar Times đưa tin.

Theo đó, Thông báo số 1/2019 của MOPF chính thức cho phép những công ty mong muốn “hoạt động kinh doanh bảo hiểm, làm đơn vị bảo lãnh hoặc môi giới bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài” được tiến hành kinh doanh tại Myanmar.

MOPF kêu gọi những công ty bảo hiểm trong và ngoài nước quan tâm hãy nộp hồ sơ đề nghị hoạt động doanh nghiệp bảo hiểm tại Myanmar cho họ và quá trình giải quyết đề nghị này sẽ do Cục Quản lý Tài chính trực thuộc MOPF thực hiện.

Thông báo MOPF cho biết, có 2 hình thức cho các công ty bảo hiểm nhân thọ lựa chọn để hoạt động. Hình thức thứ nhất chỉ cấp tối đa 3 giấy phép cho các công ty bảo hiểm nhân thọ nước ngoài vận hành các đại lý 100% vốn nước ngoài. Hình thức thứ 2 cho phép các công ty bảo hiểm nhân thọ có văn phòng đại diện tại Myanmar được thành lập một liên doanh với một công ty bảo hiểm nhân thọ trong nước.

Trong khi đó, các công ty bảo hiểm phi nhân thọ có văn phòng đại diện tại Myanmar sẽ được phép thành lập một liên doanh với các công ty bảo hiểm phi nhân thọ trong nước.

Đối với những công ty bảo hiểm tổng hợp trong nước hoạt động dưới hình thức là những chủ thể riêng lẻ thì những chủ thể nước ngoài sẽ được phép liên kết hoặc liên doanh với họ.

Từ năm 2013, 11 công ty bảo hiểm trong nước đã được cấp phép hoạt động trong khi có đến 14 công ty bảo hiểm nước ngoài đã thành lập 30 văn phòng đại diện tại Myanmar.

Được biết, trước thời điểm MOPF ban hành thông báo trên, sự nhẫn nại trong ngành bảo hiểm Myanmar dường như giảm hẳn khi các nhà cầm quyền cứ lặp đi lặp lại việc mở cửa cho lĩnh vực bảo hiểm từ quý 3/2017 nhưng họ không hề hành động.

Gần đây, Thư ký U Thaung Han của Hiệp hội Bảo Hiểm Myanmar có chia sẻ: “Tự do hóa sẽ mang lại hiệu quả hơn do các công ty trong nước sẽ được hưởng lợi từ việc tiếp nhận kiến thức cũng như kỹ năng từ nước ngoài để phát triển xa hơn nữa”.

Về phía những công ty bảo hiểm nước ngoài, Giám đốc quản lý Daw San Dar Oo của Công ty Bảo hiểm quốc doanh Myanma Insurance cho rằng, họ mong muốn mở rộng tại Myanmar là do tại đất nước này chỉ mới có 2 triệu người trong tổng số 50 triệu dân được bảo hiểm mà thôi. Doanh thu phí bảo hiểm tại Myanmar vẫn thấp dưới 0.1% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này, mức thấp nhất trong khu vực.

Được biết, tổng doanh thu phí bảo hiểm (GWP) tại Myanmar đạt gần 33.9 tỷ Kyat trong quý 1/2017, trong đó Myanma Insurance chiếm đến 45.5%.

Ngoài giúp ích cho thị trường bảo hiểm trong nước, động thái mở cửa cho các công ty bảo hiểm nước ngoài còn mang lại lợi ích đáng kể cho thị trường vốn Myanmar do các công ty bảo hiểm chính là những nhà đầu tư lớn đối với trái phiếu chính phủ.

Tại một phiên họp diễn ra hồi tháng rồi, Giám đốc U Thant Sin của Cục Quản lý Tài chính cho biết, họ kỳ vọng các công ty bảo hiểm nước ngoài đóng góp vốn vào Myanmar thông qua hình thức mua trái phiếu chính phủ.

U Thant Sin nói: “Nếu chúng ta cho phép các công ty bảo hiểm bước vào thị trường, chúng ta có thể tiếp nhận nguồn vốn mà chúng ta cần để phát triển thị trường trái phiếu chính phủ. Một khi một công ty bảo hiểm được cấp phép hoạt động tại Myanmar thì 30% vốn yêu cầu của họ có thể sẽ được dùng để mua trái phiếu chính phủ”.

Đỗ Thảo (Theo The Myanmar Times)

FILI

Các tin tức khác

>   Triển vọng tươi sáng cho thị trường bất động sản Myanmar trong năm 2019 (14/01/2019)

>   Myanmar: 5 lĩnh vực kinh doanh tiềm năng trong năm 2019 (08/01/2019)

>   Ngân hàng Trung ương Lào cảnh báo việc sử dụng tiền ảo (04/09/2018)

>   Đập thủy điện bị vỡ ở Attapeu là dự án BOT đầu tiên tại Lào (25/07/2018)

>   Cổ phiếu nhiều công ty lao dốc vì vụ vỡ đập thủy điện ở Lào (25/07/2018)

>   Nhà máy Trung Quốc muốn chuyển sang Đông Nam Á để né thuế Mỹ (20/07/2018)

>   Philippines cấm dài hạn xuất khẩu lao động sang Kuwait (30/04/2018)

>   Lào muốn Việt Nam tư vấn về việc xét duyệt GS, PGS (07/04/2018)

>   Campuchia đánh giá cao đóng góp của các công ty cao su Việt Nam (20/03/2018)

>   BOT sân bay, có được hay không? (11/03/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật