Thứ Năm, 31/01/2019 15:51

Nhịp đập Thị trường 31/01: Rất khó hồi trong phiên chiều

Dù đón nhận tin tốt và tăng điểm ngay từ đầu phiên sáng, nhưng VN-Index bất ngờ giảm dần, và ngay trong phiên sáng đã xuống dưới tham chiếu. Đến phiên chiều, hầu như không có cơ hội phục hồi, VN-Index đóng cửa 910.65 điểm, giảm 0.57%. Chỉ số nhóm VN30 giảm nhẹ hơn, -0.36% về 866.06 điểm. Dù gì rõ ràng những mã như BVH, HPG, CTG... trong nhóm VN30 này, cùng với VHM đã là tác nhân chính kéo chỉ số.

Như vậy là chỉ còn 1 phiên ngày mai là thị trường sẽ nghỉ Tết. Điều quan trọng là thế giới vẫn vận động, và thông tin về cuộc họp cấp cao Mỹ  - trung (đang diễn ra) là được mong chờ nhất, và có thể tác động lớn đến hướng đi của các chỉ số chứng khoán trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Do đó, việc mua hay bán cổ phiếu lúc này cũng là đòn “cân não” đối với nhiều người.

Chỉ số 2 sàn HNX và UPCoM nhìn chung dễ chịu hơn sàn HOSE trong cả ngày hôm nay. 2 chỉ số chính 2 sàn này đóng cửa ở 102.88 điểm (+0.07%) và 54.68 điểm (+0.74%). Trên HNX, ACB, VGC, VCG, VPI là những mã vốn hóa lớn trụ đỡ cho chỉ số. Tương tự ở Upcom, là FOX, MSR, HVN...

Nhóm ngân hàng dù bớt hưng phấn, nhưng nhìn chung vẫn có kết quả tích cực trong ngày hôm nay, trừ 1 số ít như CTG (báo tin lỗ), TCB...

Nhóm bảo hiểm có sự phân hóa không hề nhẹ. Nếu từ góc độ tích cực, có 2 mã tăng tốt nhất là VNRBIC thì ở góc độ ngược lại là BVH, PGI, PTI.

HPG tiếp tục phiên giảm điểm mạnh tới gần 5% sau phiên giảm hơn 2.3% hôm qua. Dù lực mua tăng lên 2.3 triệu cp, nhưng nhìn tổng thể khối ngoại bán ròng 2 triệu cổ phiếu, có lẽ là tác nhân kéo sập giá cổ phiếu này.

Ngoài HPG, TLHNKG cũng là 2 cổ phiếu ngành tôn thép giảm giá mạnh chiềuu nay. NKG cũng vừa công bố kết quả quý 4 thậm tệ. Dù sao đi nữa, giá NKG đã quay trở lại mặt bằng cách đây… gần 3 năm.

Nhóm dầu khí giảm bớt đà tăng so với phiên sáng. PVD đầu phiên tăng tốt nhờ kết cục bất ngờ trong quý 4, nhưng sau đó giá cổ phiếu lui dần và đóng cửa tại tham chiếu. Diễn biến có phần tiêu cực hơn ở GAS hay PVS. Duy BSR vẫn giữ được sắc xanh, còn OIL thì bất ngờ tăng hơn 2%.

Phiên sáng: Tình hình ngày càng xấu đi

Tình hình ngày càng xấu đi, VN-Index đã chọc thủng tham chiếu và hiện thấp hơn đến 0.35%. VN30-Index tuy còn xanh cũng về sát tham chiếu (+0.02%). VPB, STB, VCB là 3 mã ngân hàng đang hỗ trợ tích cực nhất lên chỉ số sàn HOSE, tuy nhiên có lẽ chưa đủ cân bằng với sức tác động tiêu cực từ VIC, VJC, NVLVRE, chưa kể 1 mã ngân hàng lớn khác là CTG.

Các quan chức Mỹ và Trung Quốc đã khép lại ngày đàm phán thương mại đầu tiên ở Washington trong ngày thứ Tư (30/01) khi cả hai bên tìm cách tiến tới một thỏa thuận trước hạn chót ngày 01/03/2019. Sự kiện này có lẽ sẽ là tâm điểm của thị trường chứng khoán ngày mai và ngay sau Tết ta cũng như quyết định hướng đi của VN-Index. Diễn biến tệ đi sáng nay có lẽ đang phản ánh sự thận trọng khi đón nhận tin này.

VIC, MSN, NVL vừa kịp công bố thông tin quý 4 đúng lúc, và đều tăng trưởng tốt, tuy nhiên không ngờ giá vẫn giảm nhẹ. VN-IndexVN30-Index dĩ nhiên chịu sức nặng từ các mã này. Ngoài ra, ROS và VHM cũng là các mã đè mạnh lên 2 chỉ số trên, nhưng do kết quả kinh doanh xấu hơn một chút so với 3 đại gia kia.

Diễn biến HNX-Index có vẻ dễ thở hơn, nhưng cũng chịu ảnh hưởng tương đối. Chỉ số chính sàn HNX vẫn cao hơn tham chiếu 0.3% nhờ các trụ ACB, VGC, VCG… riêng VNR tăng tới 6.3% cân bằng với tác động tiêu cực từ PHP (giảm 6.5%) lên chỉ số.

UPCoM-Index ngược lại tăng tới gần 0.6% nhờ 1 loạt mã thăng hoa như FOX, MSR… BSR lúc đầu tăng khá, sau đó lui dần về +1.6%, dù vậy cũng có tác dụng hỗ trợ tích cực lên chỉ số.

Ngân hàng, mía đường, điện, dầu khí, chứng khoán… là các nhóm ngành có cổ phiếu tăng nhiều hơn so với số giảm. GAS tuy về “mo”, nhưng BSR, PVD, PVS vẫn còn giữ được sắc xanh. Trong nhóm chứng khoán, chỉ có VDS bất ngờ giảm hơn 3%, còn lại dao động ít và nhiều sắc xanh. Dệt may đầu phiên sáng nhiều sắc xanh, nhưng hiện có vẻ như ai đó đang muốn chốt lời.

VNM lãi ròng hơn 10,200 tỷ đồng năm 2018, con số này ít nhất cũng cao hơn so với dự phóng của nhiều công ty chứng khoán lớn. Khối ngoại đang mua ròng nhẹ sáng nay, và cổ phiếu VNM tăng 200 đồng, kéo dài đà tăng chậm mà có vẻ chắc từ đầu năm đến nay.

Khối ngoại dường như đang bán ròng. Số liệu tổng các Sở không cập nhật realtime, nhưng ở các mã lớn như GAS, HPG, PLX, VHM, VIC… đang cho thấy động thái bán ròng này.

Với tình yêu… bóng đá, HAG đang được đưa lên trang chủ các website chứng khoán, nhưng là với kết quả kinh doanh khá tệ. Doanh nghiệp của bầu Đức vẫn lỗ, dù chuyển sang bán chuối và được Thaco giúp đỡ về mặt tài chính. Tuy nhiên, giá cổ phiếu sáng nay lại bất ngờ tăng suốt phiên, về cuối tuy yếu dần nhưng vẫn còn nhỉnh hơn tham chiếu.

HPG tuy bị khối ngoại bán ròng mạnh (hơn 750,000 cp) và giá cổ phiếu bị kéo giảm ngay từ ATO, nhưng ngạc nhiên là giá quay lại tham chiếu vào cuối phiên sáng.

10h30: Bất ngờ giảm tốc

VN-Index bỗng dưng giảm dần sau đợt ATO, và hiện đang về sát mức tham chiếu. Điều gì đang xảy ra, khi một loạt các ông lớn sàn HOSE đều công bố lãi vào ngày cuối cùng kỳ công bố BCTC quý 4, như VIC, MSN, MWG, VHM…? Có 2 dấu hiệu ban đầu là VN30 cũng đang lùi dần về tham chiếu, dù vẫn còn tốt hơn VN-Index, và VHM nới đà giảm lên tới 2.4%.

VIC, VJC và NVL đều báo lãi lớn, nhưng cổ phiếu đang cùng giảm giá gần 0.5%. Khối ngoại bán ròng nhẹ ở đây. Đây là các mã đang tác động tiêu cực nhất lên VN30-Index. ở chiều tích cực, vẫn có sự đóng góp từ nhiều mã ngân hàng như VPB, STB, VCB…

Thông tin về cuộc họp cấp cao Mỹ - Trung nổi lên thành tin quan trọng cho các sàn chứng, bao gồm cả Việt Nam. Có lẽ vì thế mà giá cổ phiếu đang dần có phân hóa lớn hơn. Trong số largecap sàn HOSE, PLX bất ngờ tăng hơn 2% dù khối ngoại xả mạnh, còn ROS, VHM, CTG đang giảm tệ nhất.

HPG bất ngờ tăng nhẹ 50 đồng/cp dù vừa ra tin “xấu”, và khối ngoại bán ròng. Trong nhóm sắt thép, cũng có ít mã tăng giá, trừ HPG thì chỉ có POM.

Nhóm ngân hàng vẫn có diễn biến tích cực, tuy nhiên TCB giảm giá từ đầu phiên đến giờ, thì nay có thêm 2 mã giảm là CTG và EIB, cả 2 đều cùng “dính” tin xấu về kết quả quý 4. Thực tế CTG đã từng công bố trước đó kết quả xấu, còn EIB thì mới là ẩn số gây bất ngờ.

Mở cửa: Đón nhận tin tốt từ Mỹ

VN-Index mở cửa xanh ngay lập tức nhờ thông tin đến từ Mỹ. Chủ tịch Fed Jerome Powell đã đưa ra tuyên bố mạnh mẽ rằng Fed đã thay đổi triển vọng về các đợt nâng lãi suất. Nói cách khác là có khả năng Fed sẽ không tiếp tục tăng lãi suất. Chỉ số Dow Jones đã tăng hơn 400 điểm, vượt ngưỡng 25,000 điểm sau tuyên bố này. Sáng nay nhiều sàn châu Á mở cửa cũng tăng điểm, báo hiệu phiên giao dịch tích cực cho sàn chứng Việt.

VN30-Index sáng nay tăng mạnh hơn so với chỉ số chính VN-Index. Ngoài lực đỡ từ nhóm ngân hàng, một lý do khác là VHM, đại gia vốn hóa Top đầu sàn HOSE nhưng phải mấy phiên nữa mới được chính thức đưa vào VN30, giảm giá 0.8% khiến VN30 chạy nhanh hơn VN-Index.

Nhóm ngân hàng vẫn chạy tốt nhất sáng nay. Hầu hết cổ phiếu nhóm này đều tăng giá, trong đó MBB tăng 1.1% phiên thứ 3 liên tiếp nhờ có thông tin mua cổ phiếu quỹ. Chỉ có TCB là đang có rủi ro giảm giá nhẹ.

Dầu khí cũng là nhóm đang có diễn biến tích cực, với GAS, PVD, PVS, BSR… đều tăng giá. Sáng nay BSR tăng giá tới 3%, PVD cũng tăng hơn 2% nhờ có tin tốt. Dệt may cũng là nhóm duy trì đà tăng tốt gần đây. Tuy nhiên nhóm bất động sản lại đang có sự phân hóa không hề nhẹ.

Hôm qua (30/01) là hạn chót công bố BCTC quý 4/2018 (trừ 1 số doanh nghiệp được gia hạn). Đã có rất nhiều tên tuổi lớn công bố kết quả “làm ăn”. Giá cổ phiếu hôm nay có lẽ sẽ bị nhiễu bởi những thông tin này. Tuy nhiên, nhóm Large Cap với MSN, VIC… vốn được kỳ vọng cho kết quả tốt, có lẽ sẽ là trụ đỡ cho chỉ số.

Với sự thay đổi về hạch toán khấu hao, PVD đã có lãi trở lại. Điều này giúp doanh nghiệp báo lãi quý 4 tới 400 tỷ đồng, và quan trọng hơn, là lãi gộp đã dương “bền vững” hơn nhờ sự thay đổi nói trên. Lúc này, có lẽ mức giá dầu phải thấp hơn 50 USD/thùng mới có thể khiến doanh nghiệp lỗ gộp, thay vì 60-70 USD/thùng như trước đây. Giá cổ phiếu PVD cũng vì thế tăng hơn 3% sáng nay, củng cố chuỗi đà tăng từ đầu năm.

HNG dù được Thaco đầu tư, nhưng vẫn lỗ 644 tỷ đồng năm 2018. Thực tế nói như vậy là đổ oan cho Thaco, nhưng vấn đề ở đây là hoạt động của HNG dường như vẫn chưa có gì cải thiện rõ, ngoại trừ những rủi ro về tài chính. Giá cổ phiếu HNG đầu phiên sáng nay giảm 600 đồng/cp, nhưng sau đó đang quay trở lại tham chiếu.

FLC báo lãi tăng mạnh quý 4, nhưng cổ phiếu vẫn không chịu chạy. Trong nhóm đại gia sàn HOSE, có lẽ FLC là cổ phiếu thanh khoản nhất nhưng hẩm hiu nhất khi có bao tin hỗ trợ, nhất là BambooAirs, nhưng giá cổ phiếu vẫn loanh quanh mức 1/2 mệnh giá.

Hoàng Nam

FILI

Các tin tức khác

>   Vietstock Daily 31/01: Duy trì vị thế quan sát (30/01/2019)

>   Chứng khoán phái sinh 31/01: Khối ngoại bất ngờ bán ròng trở lại (30/01/2019)

>   Nhịp đập Thị trường 30/01: Đà tăng suy yếu về cuối phiên (30/01/2019)

>   Chứng khoán phái sinh 30/01: Bứt phá cuối phiên (29/01/2019)

>   Vietstock Daily 30/01: Đảo chiều ấn tượng (29/01/2019)

>   Nhịp đập Thị trường 29/01: Hồi điểm cuối phiên (29/01/2019)

>   Chứng khoán phái sinh 29/01: Basis mở rộng trở lại (28/01/2019)

>   Vietstock Daily 29/01: Duy trì sự thận trọng (28/01/2019)

>   Nhịp đập Thị trường 28/01: Hai sàn trái chiều (28/01/2019)

>   Vietstock Weekly 28/01-01/02/2019: Hiệu ứng Tết Nguyên Đán (27/01/2019)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật