Thứ Ba, 22/01/2019 09:04

IMF lại hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) vừa điều chỉnh giảm dự báo tăng trưởng toàn cầu trong ngày thứ Hai (21/01), đồng thời cảnh báo đà tăng trưởng mà chúng ta chứng kiến trong vài năm gần đây đang dần mất đà.

IMF dự báo nền kinh tế toàn cầu tăng trưởng 3.5% trong năm 2019, thấp hơn 0.2 điểm phần trăm dự báo tháng 10/2018 và tăng trưởng 3.6% trong năm 2020, thấp hơn 0.2 điểm phần trăm so với dự báo trước đó. Điều này đánh dấu lần điều chỉnh giảm thứ hai trong vòng 3 tháng vừa qua.

Tổng Giám đốc IMF, Christine Lagarde

Phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) ở Davos, Tổng Giám đốc IMF, Christine Lagarde, cho biết: “Sau 2 năm tăng trưởng mạnh, nền kinh tế thế giới đang tăng trưởng chậm hơn so với dự báo và rủi ro ngày càng tăng. Thế nhưng, ngay cả khi tiếp tục tăng trưởng… thì nền kinh tế cũng đối mặt với nhiều rủi ro hơn”.

Trong tháng 10/2018, IMF đã hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu vì cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung. Trong bản cập nhật mới nhất, IMF điều chỉnh giảm là do đà suy yếu của các nhà sản xuất xe hơi Đức (vì tiêu chuẩn khí thải mới) và nhu cầu nội địa yếu hơn ở Italy sau những rủi ro chủ quyền và tài chính gần đây. Thế nhưng, IMF cũng nhấn mạnh tới tâm lý ngày càng ủ rủ trên thị trường tài chính toàn cầu và sự thu hẹp của nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ - hiện được dự báo giảm mạnh hơn dự báo.

Theo IMF, các nền kinh tế phát triển đang trên lộ trình giảm tốc về tăng trưởng và điều này đang diễn ra nhanh hơn dự báo trước đây. Những quốc gia này được dự báo tăng trưởng 2% trong năm nay và 1.7% trong năm 2020.

Cùng lúc đó, các nền kinh tế mới nổi cũng giảm tốc. IMF dự báo, các nền kinh tế mới nổi tăng trưởng 4.5% trong năm 2019, từ mức 4.6% trong năm 2018, trước khi tăng lên 4.9% trong năm 2020.

Những yếu tố có thể khiến IMF giảm dự báo

Ngoài ra, cũng có một số điểm nóng có thể khiến IMF điều chỉnh giảm dự báo tăng trưởng trên thế giới, IMF nói thêm trong báo cáo trong ngày thứ Hai (21/01), được công bố ngay khi sự kiện WEF bắt đầu.

“Hàng loạt ngòi nổ bên cạnh căng thẳng thương mại có thể châm ngòi cho sự suy giảm tâm lý chấp nhận rủi ro của nhà đầu tư, qua đó tác động tiêu cực tới tăng trưởng, nhất là khi mức nợ của khu vực công và khu vực tư nhân đang rất cao”, IMF nhận định.

Những ngòi nổ tiềm năng bao gồm việc Brexit mà không có thỏa thuận và nền kinh tế Trung Quốc giảm mạnh hơn dự báo.

Quá trình Anh “ly hôn” với Liên minh châu Âu (EU) vẫn còn chưa quá rõ ràng. Mặc dù chỉ còn chưa tới 3 tháng nữa là sẽ tới hạn chót của Brexit, nhưng vẫn chưa ai biết rõ quá trình này sẽ diễn ra như thế nào. Càng gần tới hạn chót Brexit, nhiều người tin rằng xác suất rời EU mà không có thỏa thuận chính thức ngày càng tăng, trong đó Anh và EU buộc phải phụ thuộc vào các dàn xếp thương mại từ Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).

Trong khi đó, ở Trung Quốc, các số liệu mới công bố trong ngày thứ Hai (21/01) cho thấy, tăng trưởng kinh tế chính thức đạt 6.6%, thấp nhất kể từ năm 1990.

Bắc Kinh đang cố gắng cân bằng giữa kiểm soát nợ và duy trì tăng trưởng kinh tế. Mặc dù giảm bớt sự phụ thuộc vào nợ sẽ tạo lợi ích cho nền kinh tế trong dài hạn, nhưng điều này cũng có khả năng làm giảm tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc.

Mặc dù dữ liệu chính thức của Trung Quốc cho thấy nền kinh tế vẫn đứng vững trong phần lớn thời gian của năm 2018, nhưng hiện nay thì những tín hiệu giảm tốc bắt đầu xuất hiện. Các số liệu về sản xuất và số đơn đặt hàng xuất khẩu ngày càng suy giảm khi cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung ảnh hưởng tiêu cực và những yếu tố khác cũng gây áp lực lên tăng trưởng.

Bà Lagarde cũng nói với các phóng viên ở Davos rằng các nhà hoạch định chính sách nên giảm bớt nợ Chính phủ, chính sách tiền tệ nên dựa vào dữ liệu và các cuộc cải cách kinh tế nên nhằm mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng, bao gồm ở cả thị trường lao động.

Vũ Hạo (Theo Bloomberg)

FiLi

Các tin tức khác

>   Các NHTW thế giới còn gì để đối phó với suy thoái? (21/01/2019)

>   Nhận tin vui về thương mại, các chuyên gia tích cực hơn về kinh tế Trung Quốc năm 2019 (19/01/2019)

>   GDP của Mỹ sẽ bị ảnh hưởng thế nào vì Chính phủ đóng cửa? (22/01/2019)

>   Ông Trump phủ nhận chuyện cân nhắc gỡ bỏ hàng rào thuế quan với Trung Quốc (21/01/2019)

>   Kinh tế Trung Quốc tăng trưởng 6.6% trong năm 2018, yếu nhất trong 28 năm (21/01/2019)

>   EU chính thức áp thuế mặt hàng xe đạp điện của Trung Quốc (20/01/2019)

>   Thủ đô Washington như 'thành phố ma' khi chính phủ Mỹ đóng cửa (20/01/2019)

>   Việt Nam là “vịnh tránh bão” trong cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung (20/01/2019)

>   Phải chăng Trung Quốc đã khủng hoảng? (20/01/2019)

>   Tesla cắt giảm nhân lực để tăng sản lượng xe hơi (20/01/2019)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật