IEA: Mỹ sẽ củng cố vị thế quốc gia sản xuất dầu thô hàng đầu thế giới trong năm 2019
Sản lượng dầu thô từ Mỹ sẽ lại là yếu tố quan trọng trong năm nay và rồi Mỹ sẽ củng cố vững chắc cho vị thế quốc gia sản xuất dầu thô hàng đầu thế giới, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết trong báo cáo công bố ngày thứ Sáu (18/01).
Báo cáo của IEA được đưa ra ngay sau khi các nhà sản xuất trong và ngoài Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) chính thức triển khai vòng cắt giảm sản lượng mới.
Cùng với Nga và 9 quốc gia khác, nhà xuất khẩu dầu hàng đầu Ả-rập Xê-út đã tiến tới thỏa thuận với phần còn lại của OPEC trong tháng 12/2018, cụ thể cắt giảm 1.2 triệu thùng/ngày ra khỏi thị trường từ đầu tháng 1/2019.
“Trong khi hai ông lớn khác tự nguyện cắt giảm sản lượng, Mỹ – vốn đã là nhà cung cấp chất lỏng lớn nhất thế giới – sẽ lại củng cố vị thế số 1 của mình”, IEA cho biết trong ngày thứ Sáu (18/01). “Vào giữa năm 2019, sản lượng dầu thô tại Mỹ có lẽ sẽ cao hơn sản lượng từ Ả-rập Xê-út hoặc Nga”.
Giá dầu Brent dao động ở mức 61.69 USD/thùng, tăng 0.8%, còn giá dầu WTI ở mức 52.56 USD/thùng,tăng gần 1%.
Giá dầu Brent đã rớt gần 30% kể từ khi chạm đỉnh 86.29 USD/thùng vào đầu tháng 10/2018, còn giá dầu WTI lao dốc hơn 31% trong cùng kỳ.
Giá dầu lao dốc càng mạnh trước nỗi lo về tình trạng dư cung và đà lao dốc của thị trường chúng khoán, giữa lúc nhà đầu tư lo ngại về đà tăng của lãi suất Mỹ.
Điều này thúc giục các nhà sản xuất trong và ngoài OPEC phải giảm bớt sản lượng vào đầu năm 2019, trong một nỗ lực cố gắng ngăn chặn đà giảm của giá dầu.
Triển vọng nhu cầu vẫn không đổi trong năm 2019
Trước đó, IEA đã cảnh báo về “sức ảnh hưởng ngày càng tăng” của Mỹ trong thị trường dầu toàn cầu, cho rằng đà tăng mạnh của sản lượng dầu thô tại Mỹ có thể sớm thách thức phị phần của Ả-rập Xê-út và Nga.
Sản lượng dầu thô tại Mỹ đã tăng vọt trong vài tháng gần đây, tăng hơn 2 triệu thùng/ngày lên mức 11.9 triệu thùng/ngày.
Trong ngày thứ Sáu (18/01), IEA cho biết họ ước tính tăng trưởng nhu cầu dầu toàn cầu trong năm 2018 và 2019 vẫn không thay đổi ở mức 1.3 triệu thùng/ngày và 1.4 triệu thùng/ngày.
IEA cho biết, tác động của mức giá dầu cao hơn trong năm 2018 đã “phai nhạt”, qua đó giúp bù đắp cho tác động từ đà giảm tốc kinh tế trong vài tháng tới.
Trong ngày thứ Năm (17/01), một báo cáo từ OPEC cho thấy sản lượng giảm mạnh trong tháng trước, xoa dịu nỗi lo của thị trường về một tình trạng dư cung kéo dài.
Nguồn cung từ các quốc gia OPEC sụt 751,000 thùng/ngày xuống gần 31.6 triệu thùng/ngày, dựa trên
14 quốc gia thuộc OPEC đã cắt giảm sản lượng trong tháng 12/2018. Nguồn cung từ OPEC giảm 751,000 thùng/ngày xuống 31.6 triệu thùng/ngày, dựa trên số liệu độc lập từ OPEC và báo cáo định kỳ của tổ chức này.
Nhà xuất khẩu dầu hàng đầu Ả-rập Xê-út là quốc gia đóng góp nhiều nhất vào đợt giảm sản lượng này. Sản lượng của Ả-rập Xê-út giảm 468,000 thùng/ngày xuống chỉ hơn 10.5 triệu thùng/ngày trong tháng trước, số liệu độc lập cho thấy. Dữ liệu do Riyadh cung cấp cho thấy sản lượng Ả-rập Xê-út giảm 450,000 thùng/ngày xuống hơn 10.6 triệu thùng/ngày.
Khi OPEC thông báo về thỏa thuận cắt sản lượng, Bộ trưởng Năng lượng Ả-rập Xê-út, Khalid al Falih, lúc đầu cho biết sản lượng của quốc gia ông sẽ giảm xuống 10.7 triệu thùng/ngày trong tháng 12/2018, từ mức kỷ lục 11.1 triệu thùng/ngày trong tháng 11/2018. Ả-rập Xê-út đang nhắm tới ngưỡng 10.2 triệu thùng/ngày trong tháng 1/2019.
Sản lượng của OPEC còn giảm mạnh vì tình trạng gián đoạn nguồn cung ở Libya và Iran.
Sản lượng tại Libya giảm 172,000 thùng/ngày xuống 928,000 thùng/ngày trong tháng 12/2018, sau khi một nhóm biểu tình có vũ trang và những người lao động khổ sở đã chiếm lấy mỏ dầu lớn nhất ở quốc gia này.
Ở Iran, sản lượng giảm thêm 159,000 thùng/ngày xuống dưới 2.8 triệu thùng/ngày, khi quốc gia này vẫn còn bị tác động bởi lệnh trừng phạt từ Mỹ. Từ quốc gia sản xuất lớn thứ ba của OPEC, Iran giờ chỉ còn là nhà sản xuất lớn thứ năm, tụt lại phía sau các Tiểu Vương quốc Ả-rập Thống nhất (UAE) và Kuwait trong tháng 12/2018.
Vũ Hạo (Theo CNBC)
FiLi
|