Thứ Ba, 25/12/2018 14:53

Thị trường dầu đang truyền tải nỗi lo về suy thoái trong năm 2019

Đà giảm triền miên của giá dầu báo hiệu rằng nhà đầu tư đang lo ngại về khả năng xảy ra suy thoái trong năm 2019, theo nhận định của Helima Croft, Trưởng Bộ phận chiến lược hàng hóa tại RBC Capital Markets.

Giá dầu hiện đã giảm hơn 40% so với mức đỉnh 52 tuần xác lập hồi đầu tháng 10/2018. Chỉ riêng tuần trước, giá dầu WTI đã rớt 11%, ghi nhận tuần lao dốc mạnh nhất trong gần 3 năm.

Hôm thứ Hai (24/12), giá dầu WTI rớt ngưỡng 45 USD/thùng lần đầu tiên kể từ tháng 7/2017.

“Tôi nghĩ những gì chúng tôi đang nhận thấy trên thị trường dầu là nỗi lo về khả năng xảy ra suy thoái trong năm 2019. Tôi nghĩ điều này thực sự đè nặng lên thị trường”, Croft cho biết.

Nhận định của bà Croft cũng phản ánh quan điểm trên Phố Wall rằng đà giảm tốc về kinh tế và nhu cầu yếu hơn dự báo đang đẩy thị trường dầu chìm sâu vào phạm vi thị trường con gấu.

Làn sóng bán tháo tiếp tục mặc dù Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC), Nga và các nhà sản xuất dầu khác cam kết loại bỏ 1.2 triệu thùng/ngày ra khỏi thị trường từ tháng 1/2019.

Đà tăng của sản lượng dầu từ Mỹ, Ả-rập Xê-út và Nga là một yếu tố đằng sau làn sóng bán tháo trên thị trường. Thế nhưng, bà Croft cho rằng mức độ bán tháo hiện tại ám chỉ kỳ vọng về đà giảm tốc kinh tế và các dự báo nhu cầu thấp hơn đang là yếu tố thực sự chi phối đà giảm trên thị trường.

“Tôi nghĩ đây là nỗi sợ về nhu cầu dầu vào năm tới, nhất là nhu cầu của Trung Quốc”, Croft cho biết.

Dĩ nhiên là bà Croft không phải dự báo sẽ xảy ra suy thoái trong thời gian tới, khi mà còn quá ít tín hiệu rõ ràng về suy thoái. Dù vậy, các cuộc thăm dò cho thấy các giám đốc ngày càng lo ngại về triển vọng kinh tế năm tới.

Gần 50% giám đốc tài chính nhận thấy khả năng xảy ra suy thoái trước thời điểm cuối năm 2019, theo cuộc thăm dò của CNBC. Trong khi đó, căng thẳng thương mại Mỹ-Trung đang khiến các giám đốc tài chính đánh mất niềm tin vào tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc, kết quả thăm dò của Deloitte cho thấy.

Trong một báo cáo nghiên cứu tuần trước, Paul Sankey, Chuyên viên phân tích dầu hàng đầu tại Mizuho Securities, cho hay các tiêu đề báo chí cho rằng đà giảm của giá dầu là do nguồn cung gia tăng đã hiểu sai vấn đề.

“Giá dầu suy yếu vì nhiều tín hiệu cho thấy nhu cầu suy giảm”, Sankey cho biết. “Sự điều chỉnh giảm GDP toàn cầu cứ diễn ra, rủi ro xảy ra suy thoái đang gia tăng, thị trường cổ phiếu phản ánh điều đó, làn sóng đổ xô tìm kiếm sự an toàn đang đẩy đồng USD lên cao hơn và những yếu tố này làm giá dầu suy giảm vì nỗi lo về nhu cầu”.

Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) dự báo, nhu cầu dầu sẽ tăng trưởng thêm 1.4 triệu thùng/ngày trong năm 2019, trong khi Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) tin rằng thế giới sẽ tiêu thụ thêm 1.5 triệu thùng/ngày vào năm tới.

Sankey cho rằng dự báo nhu cầu tăng thêm 1.3 triệu thùng/ngày trong năm tới của OPEC có vẻ thực tế hơn nhưng vẫn còn quá lạc quan.

Về phần JP Morgan, triển vọng tăng trưởng nhu cầu còn u ám hơn. JP Morgan dự báo nhu cầu dầu thế giới tăng trưởng 1.1 triệu thùng/ngày vào năm tới.

Vũ Hạo (Theo CNBC)

FiLi

Các tin tức khác

>   Dầu WTI rớt tiếp 6.5% (25/12/2018)

>   Dầu WTI lao dốc hơn 11% tuần qua, xuống thấp nhất trong 17 tháng (22/12/2018)

>   Giá xăng, dầu tiếp tục giảm (21/12/2018)

>   Hồi phục chưa bao lâu, dầu WTI lại sụt gần 5% xuống đáy 17 tháng (21/12/2018)

>   Giá xăng có thể giảm tiếp vào ngày mai (20/12/2018)

>   Dầu WTI vọt hơn 2% khi nguồn cung tại Mỹ giảm 3 tuần liền (20/12/2018)

>   Hơn 7,2 tỷ USD xăng dầu đã được nhập khẩu về Việt Nam (19/12/2018)

>   Giá dầu - Thảm kịch giai đoạn 2014-2015 có lặp lại? (19/12/2018)

>   Quá ám ảnh về nguồn cung, dầu WTI sụt hơn 7% và rớt mốc 47 USD/thùng (19/12/2018)

>   Nỗi lo dư cung trở lại, dầu WTI sụt 2.6% xuống đáy 14 tháng và rớt mốc 50 USD/thùng (18/12/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật