Nhịp đập Thị trường 14/12: Lao dốc mạnh cuối phiên
Chứng khoán châu Á đồng loạt giảm mạnh sau khi nhận tin xấu từ dữ liệu kinh tế Trung Quốc. Chỉ số VN-Index lao dốc mạnh, tiến sát về ngưỡng 950 điểm.
Chứng khoán châu Á giảm mạnh trong ngày thứ Sáu (14/12) khi Trung Quốc vừa công bố nhiều dữ liệu kinh tế không đạt kỳ vọng, qua đó làm gia tăng nỗi lo về những khó khăn mà nền kinh tế Trung Quốc đang gặp phải.
Kết phiên, VN-Index đóng cửa giảm 0.85%, dừng tại mức 952.04 điểm; HNX-Index giảm 0.61%, đóng cửa tại mức 106.65 điểm. Khối lượng giao dịch trên sàn HOSE hôm nay đạt 131,393 triệu cổ phiếu với giá trị hơn 2,796 tỷ đồng; trên sàn HNX khối lượng giao dịch đạt 29,167 triệu cổ phiếu với giá trị hơn 433 tỷ đồng.
Độ rộng thị trường phiên nghiêng về bên bán với 279 mã tăng và 359 mã giảm điểm. Bên bán chiếm ưu thế trong cả phiên hôm nay.
Các cổ phiếu ngành ngân hàng diễn biến tiêu cực vào cuối phiên chiều. Ngoại trừ cổ phiếu EIB thể hiện sắc xanh, các ông lớn như VCB, CTG, BID đều giảm mạnh. Đặc biệt, VCB và CTG là hai mã kéo VN-Index giảm mạnh nhất (riêng hai mã này khiến chỉ số giảm đến -1.38 điểm).
Ngành ngân hàng cũng là ngành kéo chỉ số giảm mạnh nhất với mức giảm -1.64%. Ở chiều ngược lại, dịch vụ tư vấn, hỗ trợ đang dẫn đầu đà tăng với mức tăng lên đến 2.08%.
Khối ngoại mua bán khá cân bằng trên sàn HOSE với lực mua tập trung ở các mã cổ phiếu VNM, CII… và lực bán tập trung ở các mã HPG, CTG… Trên sàn HNX khối ngoại mua ròng hơn 16 tỷ đồng với lực mua tập trung vào các cổ phiếu PVS, SHS…
14h10: Lao dốc đầu phiên chiều
Mở cửa phiên chiều, áp lực bán gia tăng khiến VN-Index tiếp tục giảm điểm. Tuy nhiên, dòng tiền vẫn đang được duy trì tốt, đây cũng là tín hiệu tích cực giúp thị trường không lao dốc mạnh.
Độ rộng thị trường nghiêng về bên bán với 314 mã giảm và 242 mã tăng. Trong 25 ngành trên toàn thị trường thì chỉ có 9 ngành tăng điểm, có tới 16 ngành giảm điểm.
Ngay đầu phiên chiều, áp lực bán gia tăng là nguyên nhân kéo VN-Index đi xuống, chỉ số thoái lui về mức 955 điểm. Nhóm Mid Cap và Large Cap đồng loạt ghi nhận các nhịp sụt giảm liên tiếp, với mức giảm lần lượt là -0.41% và -0.14%.
Ngành vật liệu, xây dựng và bảo hiểm là 2 ngành kéo chỉ số giảm mạnh nhất với mức giảm lần lượt là -1.25% và -1.16%. Ở chiều ngược lại, sản xuất thiết bị, máy móc đang dẫn đầu đà tăng với mức tăng lên đến 2.99%.
Dòng tiền vẫn tiếp tục đổ mạnh vào ngành ngân hàng, tuy nhiên hai ông lớn ngành này là VCB và CTG đều đang giảm điểm khá mạnh. Ngoài ra các mã khác đều đang chìm trong sắc đổ, chỉ có BID, TCB và EIB là đang giữ được đà tăng của mình.
Phiên sáng: Thu hẹp đà giảm
Nhịp hồi xuất hiện vào cuối phiên sáng nhưng lực cầu không cao khiến chỉ số vẫn chưa thể hồi phục.
Kết phiên sáng, VN-Index lùi về mức 957.74 điểm, giảm 0.26%; HNX-Index dừng tại mức 106.88 điểm, tương đương mức giảm 0.39%.
Độ rộng toàn thị trường nghiêng về bên bán với 239 mã tăng điểm và 282 mã giảm điểm. Bên bán chiếm ưu thế trong cả phiên sáng.
Nhịp hồi xuất hiện trong phiên nhưng lực cầu không cao khiến thị trường liên tục giằng co và chưa thể hồi phục vào cuối phiên sáng. Dòng tiền trên thị trường tiếp tục chảy vào ngành chủ chốt là ngân hàng.
Về nhóm ngành, nhóm sản xuất thiết bị, máy móc tiếp tục dẫn dầu đà tăng với mức tăng 2.73%. Trong khi đó, ngành bảo hiểm và vật liệu xây dựng là hai ngành kìm hãm chỉ số hồi phục.
10h30: Bên bán tiếp tục chiếm ưu thế
VN-Index tiếp tục điều chỉnh, các cổ phiếu trụ lớn đều sụt giảm khiến chỉ số chưa thể hồi phục.
Độ rộng thị trường tiếp tục nghiêng về bên bán với 270 mã giảm và 187 mã tăng.
CTCK Yuanta Việt Nam cho rằng thị trường có thể sẽ tiếp tục đối mặt với áp lực điều chỉnh trong phiên tới khi các chỉ số đang gặp khó khăn trước ngưỡng kháng cự trung bình 50 ngày. Đồ thị giá của chỉ số VN30 có thể sẽ đối mặt với áp lực điều chỉnh, đặc biệt các chỉ báo xung lượng đang suy yếu cho thấy thị trường sẽ bước vào giai đoạn tích lũy và biến động hẹp. Đồng thời, tỷ trọng cổ phiếu tiếp tục tăng nhẹ cho thấy chiến lược ngắn hạn vẫn là mua và nắm giữ.
Yuanta Việt Nam khuyến nghị các nhà đầu tư ngắn hạn không nên mua đuổi và gia tăng thêm tỷ trọng cổ phiếu ở các nhịp điều chỉnh.
Tỷ trọng khuyến nghị ngắn hạn: 67% cổ phiếu/33% tiền mặt.
Tỷ trọng khuyến nghị trung hạn: 29% cổ phiếu/71% tiền mặt.
|
Sức ép giảm điểm đến từ nhóm Large Cap khi nhóm này ghi nhận nhịp giảm mạnh nhất toàn thị trường với mức giảm 0.39%. Việc các cổ phiếu VHM, VIC, VCB, CTG cũng đang nới rộng đà giảm khiến chỉ số tiếp tục lao dốc.
Điểm sáng lúc này là việc cổ phiếu BID đang tăng trưởng mạnh, vươn lên trở thành cổ phiếu tăng mạnh nhất thị trường. Theo sau là các mã GAS, SAB và PLX.
Tính thời điểm hiện tại, dòng tiền đang chảy về nhóm ngành ngân hàng. Hai cổ phiếu MBB, CTG là 2 trong 3 mã có khối lượng cao nhất trên sàn HOSE. Còn trên sàn HNX, cổ phiếu SHB, NVB cũng dẫn đầu về khối lượng giao dịch.
Phần lớn các cổ phiếu thuộc nhóm ngành bảo hiểm đều đứng giá và giảm điểm là nguyên nhân chính khiến ngành này giảm mạnh nhất thị trường. Ở chiều ngược lại, sản xuất thiết bị, máy móc để lại ấn tượng với mức tăng 2.48%.
Ngành thép tiếp tục đi xuống, ông lớn HPG đang là mã bị khối ngoại bán ròng nhiếu nhất trên sàn HOSE.
Giá cổ phiếu HPG trong 12 tháng qua
Mở cửa: Sắc đỏ đầu phiên
Chịu ảnh hưởng tiêu cực từ thị trường chứng khoán Châu Á, ngay đầu phiên sáng, VN-Index giảm nhẹ. Sắc đỏ chiếm ưu thế ở nhóm cổ phiếu Large Cap khiến thị trường rung lắc mạnh khi mở cửa đầu phiên.
Mở cửa phiên sáng, VN-Index chịu áp lực bán khiến chỉ số giằng co quanh ngưỡng 960 điểm.
Độ rộng thị trường khá cân bằng vào đầu phiên khi có 174 mã tăng và 191 mã giảm.
Thị trường châu Á đồng loạt diễn biến tiêu cực trong phiên sáng nay. Tính đến 9h30, chỉ số Hang Seng đã giảm hơn 1.55% và chỉ số Nikkei 225 giảm 2.01%.
Sắc đỏ vẫn đang chiếm ưu thế ở nhóm ngân hàng khi cả nhóm này chỉ xuất hiện 2 mã tăng điểm là STB và VIB.
Trước diễn biến tích cực của giá dầu thô, cổ phiếu GAS và PLX tăng điểm tốt và nằm trong nhóm đóng góp lớn nhất vào VN-Index. Trong khi đó, VCB và VNM là nguyên nhân chính khiến chỉ số giảm điểm.
Về phía nhóm ngành, sản phẩm cao su tăng mạnh nhất thị trường với mức tăng 1.15%.
Nguyễn Dũng
FILI
|