Dịch vụ
Mũi Né - Phan Thiết: “Mảnh đất vàng” thu hút đầu tư
Ngày 18/12/2018, Thủ tướng Chính phủ đã chính thức ban hành Quyết định số 1772/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia Mũi Né, tỉnh Bình Thuận, đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.
Theo đó, Khu du lịch quốc gia Mũi Né nằm trên dải đất ven biển từ xã Hòa Phú, huyện Tuy Phong đến hết ranh giới phường Phú Hài, thành phố Phan Thiết; có diện tích khoảng 14,760 ha, trong đó diện tích vùng lõi tập trung phát triển, hình thành các khu chức năng du lịch là khoảng 1,000 ha.
Quy hoạch được Chính phủ phê duyệt có mục tiêu chung là: Tập trung đầu tư hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng vật chất, kỹ thuật du lịch, đáp ứng các tiêu chí của Khu du lịch quốc gia; thu hút các nhà đầu tư chiến lược có tầm cỡ để phát triển Khu du lịch Mũi Né trở thành một điểm đến hấp dẫn, đóng vai trò quan trọng trong hệ thống du lịch của vùng du lịch Duyên hải Nam Trung Bộ và cả nước. Phấn đấu đến năm 2030, Khu du lịch quốc gia Mũi Né trở thành một trong những điểm đến hàng đầu của Khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Quyết định cũng nêu rõ, cần tập trung phát triển vào các tuyến du lịch đường bộ, tuyến du lịch đường sắt, tuyến du lịch đường biển. Đặc biệt, là tuyến du lịch đường không sẽ kết nối Khu du lịch quốc gia Mũi Né với quốc tế qua sân bay Tân Sơn Nhất (TPHCM) và sân bay Cam Ranh (Khánh Hoà); giai đoạn sau năm 2025, phát triển các tuyến du lịch đường không từ sân bay Phan Thiết đến các thị trường du lịch trong nước và quốc tế.
Vài năm trở lại đây, hạ tầng giao thông đến các thị trường tiệm cận TPHCM như Mũi Né, Phan Thiết đã thuận tiện hơn rất nhiều. Tuyến giao thông dọc bờ biển kết nối Phan Thiết với các trung tâm du lịch đã được đầu tư hoàn chỉnh. Dự kiến vào năm 2019, tuyến cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết đi vào hoạt động sẽ rút ngắn đáng kể thời gian di chuyển từ TPHCM đến Phan Thiết chỉ còn 1.5 giờ. Đặc biệt, dự án sân bay Phan Thiết với tổng mức đầu tư 5,600 tỷ đồng đã được khởi công, dự kiến đưa vào hoạt động năm 2020 sẽ giúp cho việc di chuyển đến Mũi Né nhanh hơn bao giờ hết. Đây là cú huých cho du lịch và bất động sản (BĐS) nghỉ dưỡng của Phan Thiết cất cánh và cũng là cơ hội vàng cho các nhà đầu tư BĐS nghỉ dưỡng đón sóng.
Phối cảnh dự án Trung tâm dịch vụ du lịch Hàm Tiến – Mũi Né của chủ đầu tư Hải Phát Invest
Đón đầu tiềm năng này, nhiều “ông lớn” trên thị tường địa ốc cũng đã nhanh chóng nắm lấy cơ hội đầu tư tại “thủ phủ resort” này, trong đó phải kể đến chủ đầu tư Hải Phát Invest (HOSE: HPX) với dự án Trung tâm dịch vụ du lịch (DVDL) Hàm Tiến – Mũi Né.
Với tổng mức đầu tư xấp xỉ 10 ngàn tỷ đồng, dự án Trung tâm DVDL Hàm Tiến – Mũi Né có diện tích 198 ha, nằm trong phân khu du lịch biển Mũi Né – Hàm Tiến (khoảng 340 ha) – một trong ba phân khu du lịch chính của Khu du lịch quốc gia Mũi Né. Theo thiết kế, dự án được chia làm 3 khu chức năng, gồm: (1) Khu dân cư hiện hữu kết hợp với phố đi bộ ven biển; (2) Khu phức hợp dịch vụ du lịch, tài chính, giáo dục, thể thao phục vụ khách du lịch; (3) Khu du lịch biển sinh thái.
Toa lạc tại vị trí đắc địa, dự án Trung tâm DVDL Hàm Tiến – Mũi Né của chủ đầu tư Hải Phát Invest nằm tại trung tâm quảng trường biển Phan Thiết, nổi bật giữa khu dự án và hướng ra biển Đông, nơi đây sẽ là tâm điểm trong các hoạt động du lịch, văn hoá và du lịch nghỉ dưỡng của tỉnh Bình Thuận.
Dự án Trung tâm DVDL Hàm Tiến – Mũi Né là một trong những dự án trọng điểm chiến lược của Hải Phát Invest. Việc Mũi Né được quy hoạch là Khu du lịch quốc gia tạo ra cơ hội lớn để dự án này gia tăng giá trị, mang lại hiệu quả đầu tư sinh lời cao cho HPX. Với sự tham gia của một chủ đầu tư bất động sản uy tín hàng đầu Việt Nam như Hải Phát Invest, dự án Trung tâm DVDL Hàm Tiến – Mũi Né hứa hẹn sẽ là tâm điểm của thị trường bất động sản Phan Thiết trong thời gian tới.
FILI
|