Thứ Năm, 20/12/2018 08:11

Nam Long ước lãi 2018 đạt 704 tỷ đồng, không lo ngại từ nguồn cung của VinCity

Chiều 19/12, tại buổi gặp gỡ nhà đầu tư, Ban lãnh đạo CTCP Nam Long (HOSE: NLG) cho biết, năm 2018 Công ty ước đạt 704 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ, con số này đã giảm hơn so với mức ước tính hồi tháng 7 là 870 tỷ đồng nhưng vẫn vượt kế hoạch đề ra.

Một số chỉ tiêu tài chính của NLG

Theo lý giải của Ban lãnh đạo NLG, sở dĩ có sự thay đổi con số ước tính của năm 2018 do hồi tháng 7, Công ty lên kế hoạch dựa trên dự báo kết quả đàm phán chuyển nhượng 165 ha dự án Waterpoint hoàn tất. Tuy nhiên, đến cuối tháng 9 kết thúc việc đàm phán thì thống nhất chuyển nhượng trước 130 ha trong năm 2018, còn lại 35 ha chuyển sang quý 2/2019.

Theo đó, NLG định hướng tăng trưởng lợi nhuận giai đoạn 2019-2021 từ 20-30%, trong đó riêng năm 2019 kế hoạch đạt 850-900 tỷ đồng, còn năm 2020 là 1,100 tỷ đồng.

Để đạt được con số này, giai đoạn 2019-2021, NLG lên kế hoạch tung ta 4,000 sản phẩm Ehome, 11,000 sản phẩm Flora và 4,800 sản phẩm Valora. Tất nhiên, con số cụ thể sản phẩm tung ra của từng năm sẽ phụ thuộc vào độ hấp thụ của thị trường, nhưng rõ ràng kế hoạch trên cho thấy NLG đang định hướng phát triển mạnh dòng sản phẩm Flora và Valora, còn Ehome chỉ tăng nhẹ so với giai đoạn 2015-2018. Cụ thể, giai đoạn 2015-2018, NLG đã tung ra 3,000 sản phẩm Ehome, 3,100 sản phẩm Flora và 500 sản phẩm Valora.

Theo ông Nguyễn Xuân Quang – Chủ tịch NLG, cơ sở để Công ty đặt kế hoạch này dựa trên các dự án hiện có và đang triển khai. Đồng thời, Công ty vẫn đang không ngừng phát triển quỹ đất với mục tiêu tăng thêm 250 ha tập trung tại các khu đô thị lớn, sức mua của thị trường mạnh nhất, đơn cử như tại TPHCM, Hải Phòng, Hà Nội và Cần Thơ. Còn tiêu chí để phát triển quỹ đất là IRR từ 14% trở lên.

Trước mắt, NLG đã hoàn tất giao dịch dự án 45 ha ở Đồng Nai, còn ở Hải Phòng chưa hoàn tất nên chưa thể công bố.

Về tình hình triển khai các dự án, Akari hiện đang triển khai bình thường, thực hiện các thủ tục pháp lý về chấp thuận đầu tư, dự kiến quý 3/2019 sẽ mở bán dự án này. Còn dự án Waterpoint đã cam kết theo đúng kế hoạch với đối tác Nhật, dự kiến mở bán quý 2/2019. NLG cũng đang làm làng nhà mẫu cho dự án này. Theo tiết lộ của ông Quang, khi Công ty lập kế hoạch và định giá để làm việc với đối tác thì giá bán khoảng 9 triệu đồng/m2, trong khi thị trường xung quanh khu vực đó là 6 – 7 triệu đồng/m2. Nhưng sau đợt biến động bất động sản vừa rồi, đất ở khu vực Bến Lức đã tăng gấp đôi, nghĩa là dự án của NLG có ưu thế rất lớn khi đã hoàn tất giải phóng mặt bằng, nộp tiền sử dụng đất và sẵn sàng để đấu nối hạ tầng.

Trước lo ngại về tính cạnh tranh cao hơn khi nguồn cung rất lớn từ VinCity, ông Quang cho rằng nhu cầu của thị trường rất lớn, dù với 10,000 căn thì vẫn không đáp ứng đủ cho thị trường. Thêm vào đó, các dự án của NLG phục vụ cho nhu cầu phía Tây và Nam với khách hàng tiềm năng là vùng Mekong Delta, còn VinCity là cho phía Đông. Bất động sản không chỉ là số lượng mà còn là địa lý phù hợp.

Hoãn IPO nhưng đang cân nhắc giải pháp tài chính có lợi nhất cho cổ đông

Với việc triển khai nhiều dự án cũng như mở rộng quỹ đất lớn, nguồn vốn là một trong những bài toán căn cơ của các doanh nghiệp bất động sản. Đối với NLG, sau khi hoãn kế hoạch IPO thì Công ty đang cân nhắc giải pháp tài chính có lợi nhất cho cổ đông.

Đến cuối quý 3/2018, lượng tiền mặt của NLG là 2,800 tỷ đồng, nợ gần 1,000 tỷ đồng. NLG cũng nhìn thấy được những khó khăn của thị trường bất động sản, nhưng vừa qua Công ty đã huy động được 660 tỷ đồng trái phiếu, đó là chưa kể Công ty còn nhận được nguồn tài trợ lớn từ các ngân hàng Nhật với lãi suất được ưu đãi dưới 5%.

“Ở khía cạnh chỉ số tài chính, việc hoãn kế hoạch IPO sẽ khiến cổ phiếu NLG không bị pha loãng, chỉ số P/E và EPS sẽ rất cao” – ông Quang phân trần.

Tuy nhiên, giá cổ phiếu có lẽ là vấn đề khá đau đầu hiện nay của Ban lãnh đạo NLG khi biến động thất thường và không phản ánh đúng giá trị thực. Về vấn đề này, ông Quang chia sẻ: “Băn khoăn lớn nhất của tôi là tại sao tổ chức nước ngoài không bao giờ bán ra cổ phiếu NLG, bởi vì chuẩn mực đánh giá của họ khác. Còn trong nước, thanh khoản và cổ phiếu thấp. Vì thế Ban điều hành NLG sẵn sàng mời các nhà tư vấn hiến kế tìm giải pháp để cổ phiếu NLG “fair” hơn với thị trường. NLG sẽ có sự khác biệt, nhưng khác biệt thế nào thì chưa thể thực thi được”.

Thanh Nụ

Fili

Các tin tức khác

>   Chứng khoán Beta bị phạt cho khách hàng vay margin quá tay (19/12/2018)

>   VWS: Nghị quyết Hội đồng quản trị (19/12/2018)

>   VEF: Nghị quyết Hội đồng quản trị về việc lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản (19/12/2018)

>   VT8: Nghị quyết Hội đồng quản trị (19/12/2018)

>   VWS: Nghị quyết Hội đồng quản trị (19/12/2018)

>   TRA: Nghị quyết HĐQT về việc tạm ứng cổ tức đợt 1 năm 2018 (19/12/2018)

>   E1VFVN30: Thông báo thay đổi giá trị tài sản ròng ngày 18/12/2018 (19/12/2018)

>   VTX: Nghị quyết Hội đồng quản trị về việc thành lập chi nhánh miền Trung (19/12/2018)

>   VTX: Nghị quyết Hội đồng quản trị về việc chấm dứt hoạt động chi nhánh miền Nam (19/12/2018)

>   VLF: Tạm hoãn thời gian tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên 2018 (19/12/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật