Thứ Năm, 06/12/2018 08:24

Kỳ 1: Triển vọng ngành và Test Mô hình định lượng

BCE - Nhỏ mà chất?

Nhiều nhà đầu tư bắt đầu trở nên ngán ngẩm với các cổ phiếu có khối lượng khủng và biến động lớn. Các cổ phiếu thuộc dạng “trầm lặng”, ít biến động và cổ tức cao như BCE có thể là một lựa chọn thay thế không tồi.

Chứng khoán Cơ bản – Định hướng đúng đắn, Đầu tư thành công

Chứng khoán Phái sinh – Kiếm tiền ngay cả khi thị trường lao dốc

Becamex IDC – Doanh nghiệp đầu tàu phát triển của tỉnh Bình Dương

Mặc dù cơn sốt bất động sản đã có dấu hiệu giảm nhiệt, Bình Dương vẫn luôn được đánh giá cao về khả năng duy trì tốc độ tăng trưởng, đặc biệt ở lĩnh vực xây dựng - bất động sản. Trong đó, Becamex IDC luôn là doanh nghiệp đầu tàu đóng góp cho sự phát triển của tỉnh.

Bên cạnh đầu tư phát triển hạ tầng giao thông, khu công nghiệp, thời gian qua, Becamex IDC còn tập trung xây dựng và phát triển đô thị nhằm thực hiện mục tiêu đưa Bình Dương trở thành đô thị loại I trước năm 2020, tiến tới trở thành Thành phố thông minh trong tương lai. 

Lực lượng lao động dồi dào, nhu cầu nhà ở tăng cao. Cơ cấu dân số theo độ tuổi vẫn đang trong giai đoạn cơ cấu trẻ và dân số trong độ tuổi lao động thường xuyên duy trì trên mức 70%. Tỷ lệ tăng dân số cơ học ở mức cao do những chính sách thu hút đầu từ, phát triển kinh tế và xây dựng các khu công nghiệp… đã thu hút hàng trăm ngàn lao động từ các tỉnh khác đến Bình Dương làm ăn sinh sống.

Chú trọng xây dựng hạ tầng đồng bộ. Bình Dương ưu tiên phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật trên phương diện đầu tư các dự án giao thông mang tính liên kết vùng nhằm kết nối Bình Dương với TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Thu hút đầu tư, phát triển các dự án khu công nghiệp. Trong những năm gần đây, Bình Dương đã vươn lên thứ hai cả nước về thu hút FDI (chỉ sau TP. Hồ Chí Minh). Thu hút đầu tư kéo theo gia tăng nhu cầu xây dựng các khu công nghiệp, khu liên hợp dịch vụ - công nghiệp - đô thị giúp Becamex IDC có dự án ổn định trong tương lai.

BCE – Hưởng lợi từ vị thế của Becamex IDC

Ngành Xây dựng tăng trưởng tốt. Theo dự báo của BMI (Business Monitor International), ngành xây dựng dân dụng và công nghiệp ước tăng trưởng bình quân 6.6%/năm trong giai đoạn 2017-2025.

Mặt khác, Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) là nhân tố tác động tích cực tới nhu cầu xây dựng ở Việt Nam. Ưu đãi về thuế quan và các lợi ích thương mại với các thị trường trong khối sẽ thúc đẩy vốn đầu tư gia tăng cũng như mở ra các nhu cầu lớn về xây dựng - bất động sản. Cộng đồng kinh tế mở này cũng được nhìn nhận sẽ tạo nhiều cơ hội việc làm cho người lao động nước ngoài, kéo theo đó là sự gia tăng về nhu cầu nhà ở, thuê căn hộ.

Tốc độ tăng trưởng Ngành Xây dựng Việt Nam giai đoạn 2012-2017

Nguồn: Tổng Cục Thống kê và Bộ Xây dựng

Sự hỗ trợ toàn diện của Becamex IDC trong hoạt động kinh doanh. Nắm 51.82% quyền sở hữu, Becamex IDC sẽ là nguồn đảm bảo ổn định và hỗ trợ toàn diện cho BCE. Vì vậy, rủi ro của doanh nghiệp này là không lớn nếu thị trường chung có biến động.

Chuỗi giá trị (Value Chain) của Ngành Xây dựng

Hầu như các yếu tố đầu vào như nhân công lao động, vật liệu xây dựng và máy móc hỗ trợ đều sẵn có và khá dồi dào ở trong tỉnh Bỉnh Dương nên chi phí sẽ được tiết kiệm đáng kể.

Các thị trường đầu ra chính của BCE là công trình dân dụng (nhà ở, trường học, bệnh viện,…), sản xuất công nghiệp (nhà máy, xưởng sản xuất,…) và cơ sở hạ tầng (cầu cống, đường sá,…) sẽ nhận được sự hỗ trợ mạnh mẽ từ Becamex IDC.

Duy trì tỷ lệ chia cổ tức tiền mặt cao. Đối với những nhà đầu tư chứng khoán ưa thích dòng tiền đến từ cổ tức thì BCE là cổ phiếu khá hấp dẫn. Giai đoạn 2014-2015, BCE trả cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ 7%/năm. Giai đoạn 2016-2017, tỷ lệ này được nâng lên và duy trì ở mức 8%/năm.

Thị giá BCE dao động trong vùng 5,300-5,700 đồng/cp. Với mức chia cổ tức như trên, BCE bắt đầu trở nên đáng chú ý với những nhà đầu tư giá trị.

Nguồn: VietstockFinance

Test bằng Mô hình định lượng

Thông tin và giải thích chi tiết về mô hình F-Score và M-Score

Thông tin và giải thích chi tiết về mô hình H-Score

Mô hình Dechow F-Score. Được Giáo sư Patricia Dechow và Giáo sư Richard Sloan tại Đại học California giới thiệu vào năm 2011.

F-Score của BCE ở mức -5.947048546.

Nguồn: VietstockFinance

Mô hình Beneish M-Score. Giáo sư Messod Daniel Beneish sử dụng M-Score từ năm 1999 để test báo cáo tài chính của các công ty niêm yết.

Giá trị M-Score của BCE hiện đang ở mức -3.52305819.

Nguồn: VietstockFinance

Mô hình Fulmer H-Score. Mô hình này được Giáo sư John G. Fulmer của công bố năm 1984. Chỉ số H-Score được áp dụng khá hiệu quả ở phương Tây cũng như các quốc gia châu Á.

Giá trị H-Score của BCE hiện đang ở mức 3.792878178.

Nguồn: VietstockFinance

Đón đọc:

Kỳ 2: Định giá cổ phiếu và Chiến lược đầu tư

Bộ phận Phân tích Doanh nghiệp, Phòng Tư vấn Vietstock

FiLi

Các tin tức khác

>   AAA - Dẫn đầu xu hướng mới trong ngành nhựa (23/11/2018)

>   Mô hình định lượng - Lý thuyết và thực tế (12/11/2018)

>   Phân tích và chiến lược đầu tư TDH (20/11/2018)

>   TDH - Vịnh tránh bão hay chỉ là mái hiên che mưa? (05/11/2018)

>   Chứng khoán Tuần 28/05 - 01/06: Vững bước hồi phục (01/06/2018)

>   Hai năm từ khi giá dầu chạm đáy, giá cổ phiếu Dầu khí giờ ra sao? (17/01/2018)

>   Xu hướng giá vàng trong thời gian tới sẽ như thế nào? (14/04/2017)

>   Phân tích cơ bản trong đầu tư ngoại hối (kỳ 2): Các chỉ báo kinh tế vĩ mô (13/04/2017)

>   Phân tích cơ bản trong đầu tư ngoại hối (kỳ 2): Các chỉ báo kinh tế vĩ mô (13/04/2017)

>   Phân tích cơ bản trong đầu tư ngoại hối (kỳ 1): Các yếu tố ảnh hưởng chủ yếu (24/03/2017)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật