Thứ Ba, 11/12/2018 16:54

Bảo hiểm Tiền gửi được gia tăng quyền hạn

Bảo hiểm Tiền gửi Việt Nam được mở rộng quyền hạn hơn, có nhiều vai trò quan trọng hơn trong quá trình tái cơ cấu các tổ chức tín dụng...

Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam là đơn vị cấp chứng nhận tham gia bảo hiểm, thu phí bảo hiểm tiền gửi; theo dõi, giám sát thường xuyên và kiểm tra định kỳ đối với 100% Quỹ tín dụng nhân dân.

Bảo hiểm Tiền gửi Việt Nam được mở rộng quyền hạn hơn, có nhiều vai trò quan trọng hơn trong quá trình tái cơ cấu các tổ chức tín dụng, là công cụ quan trọng để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho người gửi tiền và hỗ trợ khả năng phục hồi các tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt.

Bảo hiểm tiền gửi đang bảo vệ 4 triệu tỷ đồng

Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam là tổ chức tài chính nhà nước được Thủ tướng Chính phủ thành lập từ năm 1999 với mục tiêu bảo vệ người gửi tiền, góp phần duy trì sự ổn định của hệ thống các tổ chức tín dụng và bảo đảm sự phát triển an toàn, lành mạnh của hoạt động ngân hàng.

Luật Bảo hiểm tiền gửi năm 2012 quy định Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được phép cấp và thu hồi Chứng nhận tham gia bảo hiểm tiền gửi, tính và thu phí bảo hiểm tiền gửi, thực hiện giám sát, kiểm tra các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi, quản lý và sử dụng nguồn vốn bảo hiểm, chi trả tiền bảo hiểm, tham gia vào quá trình kiểm soát đặc biệt đối với những tổ chức tín dụng yếu kém, thu hồi nợ và thanh lý tài sản.

Hiện Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam đang bảo vệ cho hơn 4 triệu tỷ đồng tiền gửi của người gửi tiền tại 1.275 tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi, bao gồm 93 ngân hàng thương mại, 1 ngân hàng hợp tác xã, 1.177 quỹ tín dụng nhân dân và 4 tổ chức tài chính vi mô. Kể từ khi thành lập đến nay, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam đã chi trả cho 39 Quỹ tín dụng nhân dân.

Việc chi trả tiền bảo hiểm đã giúp Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam thể hiện trách nhiệm, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người gửi tiền, tạo lập niềm tin của người dân, góp phần ngăn ngừa ảnh hưởng đổ vỡ dây chuyền trong hệ thống ngân hàng.

Ngoài ra, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam cũng tăng cường giám sát, kiểm tra, cảnh báo rủi ro, phát hiện sớm các sai phạm, yếu kém để kiến nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xử lý kịp thời, phòng tránh xảy ra sự cố trong hệ thống ngân hàng.

Bảo hiểm tiền gửi được mở rộng quyền hạn

Luật sửa đổi bổ sung một số điều Luật các tổ chức tín dụng quy định 5 phương án để cơ cấu lại tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt bao gồm: Phương án phục hồi; Phương án sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp; Phương án giải thể; Phương án chuyển giao bắt buộc và Phương án phá sản.

Luật này quy định Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam sẽtham gia vào quá trình kiểm soát đặc biệt; tham gia đánh giá, thực hiện các phương án phục hồi tổ chức tín dụng yếu kém; thực hiện cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt; mua trái phiếu dài hạn cũng như hỗ trợ tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt; tham gia quản lý, thanh lý tài sản tại tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật.

Trong năm 2018, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam đã chủ động phối hợp với các đơn vị có liên quan xây dựng phương án xử lý đối với Quỹ tín dụng nhân dân yếu kém để nhanh chóng đi vào triển khai. Đồng thời, Bảo hiểm tiền gửi cũng trình xin ý kiến Ngân hàng nhà nước và ban hành quy chế nội bộ về cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt.

Hiện tại, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam là đơn vị cấp chứng nhận tham gia bảo hiểm, thu phí bảo hiểm tiền gửi; theo dõi, giám sát thường xuyên và kiểm tra định kỳ đối với 100% Quỹ tín dụng nhân dân. Trường hợp các quỹ có vấn đề, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam sẽ thực hiện giám sát chuyên sâu để theo dõi diễn biến, nắm vững thực trạng và biến động của các loại tiền gửi, nhất là tiền gửi thuộc đối tượng bảo hiểm. Công tác giám sát, kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật về bảo hiểm tiền gửi được triển khai đồng bộ nhằm kịp thời phát hiện các sai phạm cũng như phòng ngừa các hiện tượng gian lận, trục lợi.

Đặc biệt, Bảo hiểm tiền gửi còn thường xuyên diễn tập, mô phỏng các "kịch bản" chi trả khi có đổ vỡ để luôn chủ động, sẵn sàng trong bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền.

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng đã cụ thể hóa các quy định về thẩm quyền trong quá trình tái cơ cấu các tổ chức tín dụng, từ đó nâng cao vị thế của tổ chức Bảo hiểm tiền gửi nói riêng, góp phần hoàn thiện cơ sở pháp luật nói chung giúp xây dựng một hệ thống tổ chức tín dụng lành mạnh, phù hợp với thông lệ quốc tế và cơ chế thị trường, bảo đảm quyền lợi của người gửi tiền và giữ vững sự ổn định, an toàn hệ thống.

QUANG HUY

VNECONOMY

Các tin tức khác

>   VCB không còn là cổ đông lớn của EIB và MBB (11/12/2018)

>   SeABank chào bán hơn 144.2 triệu cp giá 10,000 đồng/cp (11/12/2018)

>   Phục hồi điều tra vụ sai phạm tài chính tại Agribank Cần Thơ (11/12/2018)

>   TPBank tặng hơn 10,000 cờ tổ quốc cho fan bóng đá Việt (11/12/2018)

>   Vì sao đình chỉ điều tra nguyên Giám đốc Eximbank chi nhánh Bà Rịa - Vũng Tàu? (11/12/2018)

>   Kiều hối 'chảy' vào tiết kiệm (11/12/2018)

>   Vì sao chưa bỏ trần lãi suất? (11/12/2018)

>   Xuất hiện chiến dịch tấn công mạng nhắm vào ngân hàng (10/12/2018)

>   Ông Trần Minh Bình chính thức trở thành Tổng Giám đốc VietinBank (10/12/2018)

>   Cựu chủ tịch ngân hàng MHB Huỳnh Nam Dũng kêu oan (10/12/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật