Thứ Năm, 22/11/2018 13:31

OECD: Rào cản thương mại, lãi suất cao hơn đang kìm hãm tăng trưởng toàn cầu

Giữa lúc xung đột thương mại kéo dài và lãi suất ngày càng tăng, nền kinh tế toàn cầu sẽ tiếp tục tăng trưởng chậm lại vào năm tới. Đây là dự báo mới nhất từ Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD).

Thế nhưng, tổ chức có trụ sở ở Paris này lại không nhận thấy có dấu hiệu suy thoái trong thời gian tới.

Tăng trưởng toàn cầu sẽ suy giảm từ mức ước tính 3.7% trong năm nay xuống còn 3.5% trong năm 2019 và 2020, thấp hơn mức dự báo trước đó là 3.7% cho năm 2019.

Đà giảm tốc được cho là sẽ tác động nặng nề nhất tới các nền kinh tế đang phát triển, khi lãi suất ngày càng tăng kìm hãm đầu tư ở các quốc gia như Brazil, Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Nam Phi.

“Chúng tôi đang trở lại xu hướng dài hạn. Chúng tôi không kỳ vọng sẽ có một đợt ‘hạ cánh cứng’ (hard landing), nhưng vẫn còn đó rất nhiều rủi ro. Một đợt ‘hạ cánh nhẹ nhàng’ (soft landing) luôn luôn mang lại khó khăn”, Chuyên gia kinh tế trưởng của OECD, Laurence Boone, nói với hãng tin Reuters.

Dòng chảy thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đã diễn ra chậm lại sau nhiều lần đáp trả thuế quan qua lại giữa Washington và Bắc Kinh. Các cuộc đàm phán về Brexit cũng làm nảy sinh bất ổn về dòng chảy thương mại giữa Liên minh châu Âu (EU) và Anh.

Căng thẳng thương mại leo thang có thể làm tăng trưởng toàn cầu giảm bớt 0.8% vào năm 2021, theo các ước tính mới nhất của OECD. Nhờ vào các tác động tích cực từ các gói cắt giảm thuế, OECD đã giữ nguyên dự báo tăng trưởng của Mỹ trong năm 2018 và 2019. Cụ thể, tăng trưởng GDP của Mỹ được dự báo ở mức gần 3% trong năm nay và năm tới, nhưng sẽ giảm xuống còn 2% trong năm 2020 khi các tác động tích cực từ gói cắt giảm thuế dần phai nhạt và hàng rào thuế quan bắt đầu làm “xói mòn” lợi nhuận doanh nghiệp.

Nền kinh tế Trung Quốc được dự báo sẽ tiếp tục giảm tốc xuống mức 6% trong năm 2020, thấp nhất trong 30 năm, khi Bắc Kinh cố gắng kiểm soát tác động từ các hàng rào thuế quan của Mỹ.

Ngoài ra, OECD còn hạ dự báo tăng trưởng của châu Âu, giảm 0.4% xuống còn 1.6% trong năm 2020, mặc dù nhà lãnh đạo của các ngân hàng trung ương châu Âu đang nỗ lực thúc đẩy tăng trưởng bằng lãi suất thấp. Bên cạnh nỗi lo về Brexit, nền kinh tế còn đang đối mặt với đà giảm tốc mạnh hơn dự báo của Italy. Theo OECD, tăng trưởng của Italy có thể chỉ ở mức 1% trong năm nay và sau đó giảm về 0.9% trong năm 2019 và 2020.

Vũ Hạo (Theo CNBC)

FiLi

Các tin tức khác

>   Doanh nghiệp nhỏ của Trung Quốc lao đao giữa cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung (21/11/2018)

>   USTR: Trung Quốc vẫn chưa điều chỉnh các hành vi thương mại “không công bằng” (21/11/2018)

>   Kinh đô xa xỉ Dubai đang mất dần ánh hào quang? (20/11/2018)

>   Giới chuyên gia dự báo nguy cơ kinh tế Mỹ suy thoái từ 2019 (19/11/2018)

>   Trung Quốc có nguy cơ xảy ra làn sóng vỡ nợ (19/11/2018)

>   Mỹ - Trung 'đại chiến' thương mại, bất động sản Hong Kong sẽ rớt giá? (18/11/2018)

>   Facebook: Nội bộ lục đục, nhân viên nghi ngờ “bộ sậu” quyền lực (18/11/2018)

>   Ông Trump: Mỹ có thể không áp thêm thuế lên hàng hóa Trung Quốc (17/11/2018)

>   Những vũ khí thương mại Trump có thể tung ra tiếp với Trung Quốc (16/11/2018)

>   Bộ trưởng Thương mại Mỹ: Không thể có thỏa thuận thương mại đầy đủ trước tháng 1/2019 (16/11/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật