Thứ Tư, 14/11/2018 07:08

Nhóm năng lượng kéo Dow Jones và S&P 500 đi xuống

Thị trường chứng khoán Mỹ suy giảm trong phiên giao dịch đầy biến động ngày thứ Ba (13/11), không thể nào hồi phục trở lại sau phiên “tắm máu” hôm qua (12/11).

Khép lại phiên ngày thứ Ba (13/11), chỉ số Dow Jones giảm 100.69 điểm (tương ứng 0.4%) xuống 25,286.49điểm, còn S&P 500 lùi 4.04 điểm (tương ứng 0.2%) xuống 2,722.18 điểm. Trong khi đó, chỉ số Nasdaq Composite gần như đi ngang ở mức 7,200.87 điểm.

Tại các mức cao nhất trong phiên, Dow Jones tăng hơn 100 điểm và S&P 500 tiến 1%, còn Nasdaq Composite có lúc leo dốc 1.6%. Các chỉ số chính trên Phố Wall lập tức lên mức cao nhất trong phiên sau khi Cố vấn Kinh tế Nhà Trắng, Larry Kudlow, xác nhận thông tin về việc nối lại đàm phán thương mại Mỹ-Trung.

Năng lượng là lĩnh vực có thành quả tệ nhất khi giá dầu lao dốc hơn 7% xuống thấp nhất trong 1 năm.

Thị trường chứng khoán Mỹ cũng di chuyển cùng nhịp với Apple, quay đầu giảm điểm vào phiên chiều sau khi cổ phiếu Apple suy giảm.

Trước đó, hôm thứ Hai (12/11), Dow Jones rớt 602 điểm khi cổ phiếu Apple lao dốc do dự báo doanh số iPhone tăng trưởng chậm lại. Cổ phiếu Apple còn giảm sau khi Lumentum Holdings– một trong những nhà cung ứng chủ chốt của Apple – hạ triển vọng.

Chính điều này đã thôi thúc Goldman Sachs giảm bớt ước tính về doanh số bán iPhone và JPMorgan hạ bậc khuyến nghị đối với cổ phiếu Lumentum.

Randy Frederick, Phó Chủ tịch phụ trách giao dịch và sản phẩm phái sinh tại Trung Tâm Nghiên cứu Tài chính Schwab, cho biết, lĩnh vực công nghệ có thể tiếp tục biến động mạnh trong thời gian tới. “Tôi không tin là những ngày tháng biến động mạnh của nhóm công nghệ đã qua. Thông thường, tôi sẽ không nói là một lĩnh vực có thể kéo cả thị trường đi xuống, nhưng hiện công nghệ đang là lĩnh vực lớn nhất”.

Chỉ số công nghệ thuộc S&P 500 tiến 0.1% trong ngày thứ Ba (13/11) sau khi tăng hơn 1% tại mức cao nhất trong phiên. Hai cổ phiếu Nvidia vàAdvanced Micro Devicesnằm trong số những cổ phiếu công nghệ có thành quả tốt nhất, tăng tương ứng 5.2% và 3.1%.

Thông tin nối lại đàm phán thương mại Mỹ-Trung đã nâng đỡ tâm lý trên thị trường chứng khoán trước đó trong ngày thứ Ba (13/11).

Tờ The Wall Street Journal(WSJ) ghi nhận, Bộ trưởng Tài chính Mỹ, Steven Mnuchin, và Phó Thủ tướng Trung Quốc, Lưu Hạc, đã trao đổi về thương mại. Thông tin này được đưa ra trước cuộc gặp gỡ trực tiếp giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch nước Trung Quốc, Tập Cận Bình.

“Vấn đề còn đu bám thị trường là Trung Quốc, vì vậy bất kỳ khi nào nhận được tin tốt về nước này, thì điều đó sẽ tích cực cho thị trường chứng khoán”, ông Frederick cho hay.

Sau đó, ông Kudlow cũng xác nhận Mỹ và Trung Quốc đã trở lại trao đổi về thương mại.

Chứng khoán Mỹ đã biến động rất mạnh trong thời gian gần đây, khi nhà đầu tư vật lộn với nỗi sợ về thương mại, nỗi lo về đà tăng của lãi suất và khả năng giảm tốc của nền kinh tế toàn cầu. Chỉ số đo lường trạng thái biến động CBOE (VIX), thước đo tốt nhất về mức độ sợ hãi trên Phố Wall, tăng hơn 67% trong quý này.

“Tôi dự báo thị trường sẽ biến động nhiều hơn khi gần về cuối năm”, Michael Geraghty, Chiến lược gia cổ phiếu tại Cornerstone Capital Group, cho biết. Ông nhận định, nỗi lo về thương mại, kỳ vọng về lộ trình nâng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) và các rủi ro chính trị có thể khiến nhà đầu tư “đứng ngồi không yên” cho tới cuối năm 2018.

Trong khi đó, giá dầu WTI rớt hơn 7% và nới dài chuỗi lao dốc sang phiên thứ 12 liên tiếp. Giá dầu giảm không phanh sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump thúc giục Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và Ả-rập Xê-út duy trì chính sách tăng sản lượng từ từ - một yếu tố đã giúp kìm hãm đà tăng của giá dầu. OPEC và các đồng minh đang cân nhắc phương án cắt giảm sản lượng sau khi giá dầu tụt dốc liên miên trong 6 tuần vừa qua.

Hôm thứ Hai (12/11), Bộ trưởng Năng lượng Ả-rập Xê-út, Khalid al Falih, cho biết các thành viên OPEC cho biết cần phải cắt giảm sản lượng tới 1 triệu thùng/ngày dựa trên kết quả phân tích kỹ thuật.

Đà giảm mạnh của giá dầu khiến nhóm cổ phiếu năng lượng lao dốc hơn 2%. Trong đó, hai cổ phiếu Halliburton và Marathon Oil nằm trong số giảm mạnh nhất, đồng loạt rớt hơn 4.5%.

Số cổ phiếu giảm vượt số cổ phiếu tăng trên sàn New York theo tỷ lệ 1.08:1. Trên sàn Nasdaq, tỷ lệ này là 1.05:1.

Khoảng 8.2 tỷ cổ phiếu được chuyển nhượng trên các sàn giao dịch của Mỹ, thấp hơn mức bình quân phiên trong hơn 20 phiên vừa qua là 8.4 tỷ, dữ liệu của Thomson Reuters cho thấy.

Vũ Hạo (Theo CNBC)

FiLi

Các tin tức khác

>   Chứng khoán Trung Quốc và Hồng Kông giữ lại sắc xanh dù Phố Wall lao dốc (13/11/2018)

>   Phân tích kỹ thuật Thị trường Chứng khoán thế giới - Tháng 11/2018 (15/11/2018)

>   Chứng khoán Mỹ: Phe “gấu” hay phe “bò” sẽ thắng thế? (13/11/2018)

>   Áp lực bán tháo giảm bớt, Shanghai Composite và Hang Seng lội ngược dòng thành công (13/11/2018)

>   Sau Phố Wall, áp lực bán tháo “đổ bộ” vào chứng khoán châu Á (13/11/2018)

>   Chứng khoán châu Á đỏ lửa theo Mỹ: Chưa gì Nikkei 225 đã “bốc hơi” hơn 750 điểm (13/11/2018)

>   Vì sao Phố Wall “tắm máu” trong phiên 12/11? (13/11/2018)

>   Cổ phiếu Apple “nhấn chìm” Phố Wall, Dow Jones sụt 600 điểm, Nasdaq mất 2.8% (13/11/2018)

>   Chịu áp lực từ cổ phiếu Apple, Dow Jones rớt hơn 300 điểm, Nasdaq sụt 2% (12/11/2018)

>   Chứng khoán châu Á khởi sắc, giá dầu trở thành tâm điểm chú ý (12/11/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật