Thứ Năm, 22/11/2018 15:35

Nhịp đập Thị trường 22/11: Lấy lại những gì đã mất trong … phiên sáng

VN-Index cuối phiên chiều tăng 0.2% lên 924.42 điểm, điểm số này tương đương mức đỉnh của phiên sáng nay. Như vậy, diễn biến phiên chiều có thể nói là lấy lại những gì đã mất trong phiên sáng, nhưng điểm số của chỉ số như vậy lại không thực sự phản ánh diễn biến của cổ phiếu. Rất nhiều nhóm ngành có sự phân hóa, từ mức nhẹ như BĐS, ngân hàng, thủy sản, đến mạnh hơn như chứng khoán, dệt may, dầu khí, sắt thép… Bảo hiểm có lẽ thuộc về số ít nhóm ngành… không có mã nào giảm giá.

VIC dao động sát tham chiếu nhưng đến đợt ATC lại tăng 700 đồng (+0.7%) lên 98,000 đ/cp. Dù vậy, VN-Index vào đợt ATC lại giảm so với những thời điểm ngay trước đó. HPG, VREVCB là những cổ phiếu kéo chỉ số, trong khi VPB lại nổi lên, cùng với những mã đã tăng tốt từ phiên sáng như VHM, MSN… đỡ chỉ số. Tương quan tăng – giảm tính theo số lượng cổ phiếu sàn HOSE, thậm chí cả nhóm VN30 hôm nay rất cân bằng. VN-Index và VN30-Index xanh là nhờ nhóm tăng giá có đóng góp vốn hóa nhỉnh hơn nhóm giảm giá.

Diễn biến trên HOSE, cụ thể hơn là nhóm VN30, khiến sàn phái sinh cũng trở nên tiêu cực. Hầu hết trong ngày, giá hợp đồng 1 tháng luôn thấp hơn tham chiếu. Điều này phần nào phản ánh tâm lý e ngại trước mức hồi phục của TTCK lúc này.

Trên sàn HNX, tuy số lượng cổ phiếu giảm giá nhiều hơn số tăng giá, nhưng chỉ số lại tăng đến 0.63% lên 104.55 điểm. PVX, SRA, CSC… là những cái tên nổi bật tăng trần trên sàn HNX hôm nay.

UPCoM-Index chiều nay giảm dần đều, nhưng chốt phiên vẫn tăng 0.19%. Sàn này có đến 18 mã tăng trần, tức gần bằng 15%, nhưng gần như trên cơ sở thanh khoản rất kém. Mà nếu nhìn tổng thể, sàn UPCoM cũng rất, rất thường xuyên có tình trạng cổ phiếu kém hay mất thanh khoản “bền vững”.

Thị trường xanh vỏ đỏ lòng, nhóm dầu khí lúc này có lẽ đang quay đầu nhìn lại… diễn biến giá dầu. PVS, PVD hay thậm chí cả GAS vốn tăng giá trong phiên sáng, thì đến chiều đã giảm, trong đó PVD giảm đến gần 3.4%. Trong số các đại gia tên tuổi họ PVN, trừ POW được khối ngoại mua ròng như thường lệ, nhiều mã khác bị bán ròng, trong đó nhiều nhất là PVS (bán ròng hơn 500,000 cp).

Nằm sàn suốt 2 tiếng suốt đầu phiên sáng đến gần 11h thì QCG bắt đầu chạy, và tăng 1 mạch lên đến 6,350 đ/cp gần cuối phiên chiều. Chốt ATC, cổ phiếu này giảm về 6,200 đ/cp, nhưng vẫn còn cao 2.3% so với tham chiếu.

NTP đã khớp thêm 4 deal trong phiên chiều, nhưng giá cổ phiếu ngay lập tức từ mức trần quay về mức giảm 0.7%.

VCG dao động quanh tham chiếu, có lẽ là do… không dự báo được giá đấu chiều nay (sau khi kết thúc giao dịch). Hôm nay cổ phiếu này khớp lệnh gần 1.7 tr.cp, chưa bằng ½ ngày hôm qua.

Phiên sáng: VN-Index xanh dù Large Cap phân hóa rõ hơn

VN-Index chốt phiên sáng nay ở mức 924.16 điểm, tăng nhẹ gần 0.2%. Nhóm Mid Cap sàn HOSE là động cơ chính của chỉ số, trong khi Large Cap, cụ thể nhóm VN30 lại hãm phanh chỉ số. Trong phiên sáng, chỉ số này từng có lúc hụt chân về tham chiếu, nhưng sau đó đã bật ngay trở lại. Dù vậy, trong hơn 30 phút cuối phiên, chỉ số lại có dấu hiệu rơi dần.

Số lượng cổ phiếu tăng giá so với giảm giá trong nhóm VN30 đang cân bằng hơn nhiều so với phiên sáng, và vì thế chỉ số nhóm này chỉ tăng hơn tham chiếu có 0.09%. MSN, MWG, VNM là những cái tên hỗ trợ tích cực cho chỉ số, còn ở “đầu kia” là HPG, VCB và ROS. ROS đã hồi lại 1 chút so với đầu phiên, nhưng ngược lại VCB giảm mạnh hơn. Tương tự, HPG lại rơi về cuối phiên, có lẽ do khối ngoại “quyết” bán tới hơn 500,000 cp.

Diễn biến trên HNX có vẻ ổn định hơn so với sàn HOSE, chỉ số HNXindex tăng hơn 1% và đến cuối phiên sáng nay đạt 105,02 điểm. NTP giữ nguyên mức tăng trần suốt gần hết phiên sáng, với chỉ 2 deal khớp lệnh duy nhất tính đến lúc 9g16p. SRA bật tăng sát trần trở lại sau chuỗi ngày “mất giá” từ đỉnh 85,000 đ/cp ngày 25/10 đến mức 45,900 đ/cp chiều qua. Khối lượng bắt dao rơi sáng nay đạt hơn 185,000 cp.

Ngân hàng Nhà nước vừa công bố dự thảo thông tư quy định cho vay bằng ngoại tệ của các tổ chức tín dụng, trước thềm cơ chế hiện hành sẽ kết thúc vào 31/12/2018. Theo dự thảo, Ngân hàng Nhà nước dự kiến tách nội dung quy định cơ chế cho vay đối với các loại nhu cầu tín dụng khác nhau, ứng với thời hạn kết thúc khác nhau trong năm 2019. Có lẽ nhóm cổ phiếu ngân hàng sẽ có biến động khi dự thảo này được bàn đến chi tiết hơn. Hiện tại sáng nay, nhóm ngân hàng bắt đầu có phân hóa. VCB vẫn giảm, thậm chí giảm mạnh hơn đầu phiên sáng. ACB vẫn tăng hơn 2%, LPB nổi lên với mức tăng tới 4%.

MWG đang cho thấy quyết tâm đầu tư vào mảng bách hóa xanh, với quyết định rót thêm 1.250 tỷ đồng vốn điều lệ công ty con này. Hiện tại, dù điện máy và điệ thoại vẫn là 2 mảng chính của MWG, nhưng tương lai đã được lãnh đạo doanh nghiệp nhiều lần khẳng định sẽ là bách hóa xanh. Do đó quyết định rót thêm vốn cũng không có gì bất ngờ. Dù vậy, giá cổ phiếu MWG sáng nay cũng tăng 1.4%và đang có vẻ cố gắng thoát khỏi mặt bằng giá 80,000-85,000 đ/cp (sau chia tách) diễn ra trong hơn nửa đầu tháng 11.

MPC đã công bố kết quả kinh doanh 10 tháng với mức tăng trưởng khá. Mà có vẻ như những doanh nghiệp nào đang làm ăn tốt, tăng trưởng… kèm tăng giá cổ phiếu thì cũng tích cực đăng tin kết quả làm ăn hàng tháng (thay vì hàng quý như nghĩa vụ). Tuy nhiên lần này, giá cổ phiếu MPC vẫn chỉ đi ngang trong phạm vi 45,000-50,000 đ/cp, sáng nay tăng chừng 1.5%.

11h: Cú hụt chân trong tích tắc

VN-Index vừa có 1 cú hụt chân xuống dưới tham chiếu chỉ trong vài phút, trước khi bật trở lại lên “đỉnh” cũ. Cú hụt chân này có lẽ do 1 vài mã nào đó trong nhóm VN30 gây ra, có thể chính là VNM và VRE. “Hiện tượng” này cũng gây ra dao động không nhỏ trên 2 chỉ số Mid Cap và Small Cap của sàn HOSE. May thay, sàn HNX và UPCoM lại ít bị ảnh hưởng.

Số lượng mã tăng và giảm trong VN30 đã trở nên cân bằng hơn so với đầu phiên sáng, nhưng đó lại không hẳn là chỉ báo tốt, dù VN-Index hiện đã tăng hơn 0.35% cao hơn so với mức tăng đầu phiên sáng. HPG bất ngờ quay đầu giảm 0.6%, có lẽ do nước ngoài bán ra. ROS vẫn giảm hơn 3% từ đầu phiên đến giờ. VIC đang dao động quanh tham chiếu. lạc quan nhất tính từ đầu phiên, có lẽ là VHM, sau đó là MWG.

NTP đang tăng trần, nhưng deal đó thực hiện cách đây gần 1 tiếng. Hiện tại 2 bên mua bán đang so kè nhau quanh tham chiếu, nhưng ngạc nhiên là chưa có thêm deal nào được khớp.

VCG đang đứng giá, dù hôm nay là ngày đấu giá thoái vốn SCIC và Viettel. Chiều qua HNX đã công bố thông tin chỉ còn 3 người chơi trong cuộc đua mua cổ phần này, bao gồm 1 tổ chức và 2 cá nhân. Kết quả đấu sẽ biết sau 14h40 phút chiều nay. Tuy vậy, có vẻ như kết quả đấu giá sẽ khó giúp VCG tăng giá trên sàn.

VHC có vẻ bắt đầu gặp khó trong công cuộc tăng giá trên HOSE. Với thông tin tốt về kết quả 10 tháng đầu năm lẫn triển vọng cả năm nay, cộng với tin cổ tức, cổ phiếu này đã tăng giá liên tục trong tháng 11 này. Tuy nhiên sáng nay VHC chỉ tăng giá hơn 1%.

QCG sáng nay lại… giảm sàn. Như vậy những ai bắt đáy hôm 16/11 thì khi “hàng” về lỗ thêm gần 15%. Cổ phiếu này đã rơi quá sâu về đáy của năm nay, thậm chí đáy của cả 1 năm qua, sau khi đạt đỉnh gần 30,000 đ/cp cuối tháng 6/2017. Vận rủi ro có lẽ chưa tha QCG.

10h30: Mid Cap lại giúp VN-Index tăng

VN-Index mở cửa trong sắc xanh, dù mức tăng chỉ chừng 0.2%. VN30-Index tăng nhẹ hơn, chừng 0.15% cho dù số cổ phiếu tăng giá (20 mã) gấp 4 lần số giảm giá (5). Các chỉ số phụ nhóm Mid Cap và Small Cap Cap của sàn HOSE tăng cao hơn chỉ số VN30-Index, điều này cho thấy thị trường tăng nhưng có thể tái diễn tình trạng trụ đè chỉ số, khiến chỉ số có thể giảm trong phiên bất cứ lúc nào.

Giá dầu thế giới đêm qua lại tiếp tục giảm, dầu Brent về 63.2 USD/thùng còn WTI về 54 USD/thùng, nhưng nhóm cổ phiếu họ PVN sáng nay xem chừng vẫn đi theo thị trường. GAS tăng giá nhẹ gần 1% với thông tin về mỏ Phong Lan Dại, PVD, PVS, OIL, POW và nhiều mã lớn khác cũng tăng nhẹ. Bất ngờ là PVT lại giảm  0.6%.

VIC đang giảm giá nhẹ 0.26% đầu phiên sáng nay, và cùng ROS ghìm không cho chỉ số VN-Index lẫn VN30-Index tăng cao hơn. Dù được quảng cáo hoành tráng trên báo chí với Vinfast, nhưng cổ phiếu VIC lại dao động khá trầm lặng trong thời gian 1 tháng qua.

LPB và ACB đang dẫn đầu về khía cạnh tăng giá trong nhóm ngân hàng, nhưng VCB lại giảm nhẹ 0.4%. Có lẽ mức giảm của VCB là nhất thời vì lực cầu cũng không hề yếu.

SK Energy đã chi 56 tỷ đồng mua thêm hơn 3.5 triệu cổ phần PV Oil, với mức giá bình quân 15,800 đồng/cổ phiếu. Giao dịch thành công đã giúp SK Energy trở thành cổ đông lớn của PV Oil với số cổ phần 54.12 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 5.23%). Tin này ra lúc giá OIL cũng đang ở sát đáy của năm nay, nhưng có vẻ chưa khiến nhà đầu tư khác trên sàn chú ý.

ANV tiếp tục tăng giá đầu phiên sáng nay sau khi công bố thông tin về doanh thu 10 tháng 114,7 triệu USD (vượt cả năm 2017). Quan trọng hơn, Navico sẽ đẩy mạnh xuất khẩu thị trường Trung Quốc, đồng thời tăng công suất và mở rộng thêm vùng nuôi, điều này có lẽ giúp nhà đầu tư vững tin hơn vào triển vọng bền vững của công ty, hơn là kết quả tăng trưởng nhất thời. Kể từ tháng 8 đến nay, giá cổ phiếu ANV đã tăng gần gấp đôi.

LDG vừa có tin liên quan đến tiến triển bán dự án của họ ngoài Phú Quốc, nhưng ngạc nhiên là giá cổ phiếu lại không “chạy”. Thực tế từ cuối tháng 10, giá cổ phiếu này đã tăng chút ít, nhưng như thế vẫn chưa đủ để nói là có phản ánh thông tin nói trên, đúng hơn chỉ là hồi phục sau đợt giảm ngay trước đó. Điều này có lẽ khiến những ai “đánh” LDG đang sốt ruột.

Hoàng Nam

FILI

Các tin tức khác

>   Chứng khoán phái sinh 22/11: Basis của VN30F1812 thu hẹp trở lại (21/11/2018)

>   Vietstock Daily 22/11: Duy trì quan điểm thận trọng (21/11/2018)

>   Nhịp đập Thị trường 21/11: VN-Index đảo chiều thành công (21/11/2018)

>   Chứng khoán phái sinh 21/11: Basis tiếp tục mở rộng (20/11/2018)

>   Vietstock Daily 21/11: Tâm lý đã ổn định hơn (20/11/2018)

>   Nhịp đập Thị trường 20/11: VN30 trở mình giúp VN-Index lấy lại sắc xanh (20/11/2018)

>   Chứng khoán phái sinh 20/11: Giao dịch kém sôi động (19/11/2018)

>   Vietstock Daily 20/11: Hạn chế mua đuổi (19/11/2018)

>   Nhịp đập Thị trường 19/11: VIC kịch trần, VN-Index vượt mốc 915 (19/11/2018)

>   Vietstock Weekly 19-23/11/2018: Cơ hội để tái cơ cấu danh mục (18/11/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật