Thứ Năm, 11/10/2018 10:56

SK Group - Masan: Tính lớn cho thị trường thịt

Tập đoàn Hàn Quốc nhắm đến các mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng bằng chiến lược kết hợp công nghệ vào công nghiệp chăn nuôi.

 

Tuần qua, Tập đoàn SK của Hàn Quốc đã hoàn tất thương vụ mua lại 109 triệu cổ phiếu của Masan Group (MSN) với tổng đầu tư 11.000 tỉ đồng (470 triệu USD). Đầu tư vào Masan là bước đi chiến lược và dài hạn của SK tại thị trường Đông Nam Á và khai thác tiềm năng tăng trưởng tại thị trường Việt Nam.

Trong những năm gần đây, SK Group chuyển sang lĩnh vực nông nghiệp và chăn nuôi. Năm 2017, truyền thông Hàn Quốc đưa tin tập đoàn này mua 27% cổ phần Công ty Trung Quốc Kerchin Cattle Industry, công ty sản xuất và chế biến gia cầm và thịt bò lớn hiện đứng thứ 3 và là công ty chăn nuôi tư nhân lớn nhất ở Trung Quốc chuyên kinh doanh gia súc. Động thái mua cổ phần của công ty chăn nuôi tư nhân lớn nhất Trung Quốc và thương vụ đầu tư vào Masan phù hợp với chiến lược của Tập đoàn nhằm thúc đẩy các công cụ tăng trưởng mới bằng cách kết hợp công nghệ thông tin tiên tiến với ngành công nghiệp chăn nuôi.

 

Có một khái niệm mới về nông nghiệp cao cấp tại Hàn Quốc được gọi là “ngành công nghiệp mức thứ 6” (senary industry), đó là kết hợp của giai đoạn 1 (nuôi, bắt và phát triển nguồn thực phẩm), thứ 2 (chế biến) và các ngành thứ 3 (bán hàng và dịch vụ khác) (1+2+3=6) giúp tạo ra giá trị gia tăng cao và tăng sự cạnh tranh so với phương cách sản xuất truyền thống.

SK cũng đang thúc đẩy ngành chăn nuôi áp dụng công nghệ cao có thể tăng cường quản lý chất lượng bằng cách sử dụng các công nghệ kết nối internet (IoT) trong quá trình giết mổ, tạo ra khái niệm “trang trại thông minh”. Công ty nghiên cứu thị trường MarketsandMarkets dự báo thị trường trang trại thông minh toàn cầu chiếm 5,77 tỉ USD vào năm 2017 và dự kiến đạt 18,81 tỉ USD vào năm 2026, tăng trưởng với tốc độ CAGR là 14%. Hiện tại, nhiều nước đang nỗ lực thúc đẩy ngành nông nghiệp của mình không chỉ đảm bảo an ninh lương thực, mà còn bảo đảm các thị trường mới như các trang trại thông minh. Trung Quốc là quốc gia tham vọng nhất trong số này.

 

SK Group sẽ thúc đẩy ngành chăn nuôi nông nghiệp bằng cách kết nối SK Innovation, chuyên về lĩnh vực năng lượng và hóa chất, với SK Telecom, chuyên về lĩnh vực viễn thông và các doanh nghiệp chủ lực khác. SK Hynix cũng tham gia, công ty có khả năng cung cấp các cảm biến mà cần thiết cho hoạt động của các trang trại thông minh.

Trong những năm qua, thông qua công ty con là Masan Nutri-Science, Masan liên tục đầu tư vào chuỗi giá trị thịt. Hiện tại, ở mảng thức ăn chăn nuôi Masan Nutri-Science có 13 nhà máy sản xuất cám chăn nuôi, với thương hiệu Bio-zeem, chiếm hơn 35% thị phần thức ăn chăn nuôi cho heo tại Việt Nam (chưa tính trại gia công).

Khi hoạt động hết công suất, trang trại tại Nghệ An dự kiến sẽ có thể xuất chuồng khoảng 250.000 tấn heo thịt/năm và tổ hợp chế biến thịt có thể đạt công suất đến 1,4 triệu tấn heo thịt/năm. Với nhà máy tại Hà Nam, Masan sẽ trở thành doanh nghiệp đầu tiên tại Việt Nam trong ngành thịt xây dựng mô hình khép kín 3F (từ trang trại tới bàn ăn). Kinh nghiệm và công nghệ của SK sẽ rất hữu ích cho Masan trong việc sản xuất và cung ứng sản phẩm thịt mát. Với mô hình sản xuất thịt tích hợp, ban lãnh đạo Masan kỳ vọng Công ty có thể đạt biên lợi nhuận gộp 35%.

Khi thị trường thịt heo trong nước khủng hoảng, Masan cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Năng suất chăn nuôi gia súc trong nước ngày càng giảm, giá thành cao, trong khi thịt nhập khẩu có lợi thế giá thấp hơn 30% so với giá thị trường nên sản lượng thịt nhập khẩu ngày càng lớn. Vì vậy, các khoản đầu tư lớn trong lĩnh vực này cho thấy Masan giữ tham vọng kiểm soát nguồn cung thịt heo trên thị trường trong tương lai. Doanh nghiệp tham vọng có thể chiếm lĩnh 50% thị phần thức ăn cho heo và thịt tươi có thương hiệu đóng góp 30% doanh thu của Masan Nutri-Science.

Sản lượng tiêu thụ thịt heo hiện nay bình quân là 33,5 kg/người nhưng đến năm 2020, dự kiến sẽ là 39kg. Vì thế, thị trường còn tiềm năng rất lớn để khai thác. Trước đây, chỉ có một vài doanh nghiệp cung cấp thịt sạch như Masan, C.P Việt Nam, Vissan. Tuy nhiên, thị trường thịt trị giá 18 tỉ USD sẽ tiếp tục phân chia sau khi một số doanh nghiệp Pháp tham gia đầu tư sản xuất thịt sạch tại thị trường Việt Nam vào đầu tháng 9 vừa qua. Do đó, bắt tay với SK, Masan muốn củng cố vị trí tại thị trường đang gia tăng sức ép cạnh tranh này.

 

Đặc biệt, trước làn sóng thịt nhập khẩu ngày một tăng cao, nhiều công ty trong nước phải nhanh chóng hoàn thiện quy trình quản lý toàn bộ dây chuyền sản xuất thịt, từ nông trại đến bán ăn. Bức tranh tái cấu trúc ngành chăn nuôi cũng như ngành nông nghiệp tại Việt Nam đã trở nên rõ nét hơn và doanh nghiệp nào trường vốn, có tiềm lực tài chính mạnh sẽ giữ vững được vị thế của mình.

Cũng không loại trừ khả năng thông qua hợp tác chiến lược của SK tại Kerchin Cattle Industry, Masan có thể xuất khẩu thịt heo vào thị trường Trung Quốc khi công ty này chỉ mới kinh doanh thịt gà và thịt bò.

Hiện tại, tình hình kinh doanh của Masan vẫn còn bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng khoảng heo hơi. Tuy nhiên, tùy theo tiến độ hồi phục của thị trường, Công ty sẽ tìm cách cải thiện biên lợi nhuận trong nửa cuối năm 2018.

Bá Ước

nhịp cầu đầu tư

Các tin tức khác

>   AMV: Báo cáo tài chính quý 3/2018 (công ty mẹ) (11/10/2018)

>   Savico: Mảng ô tô mang lại lợi nhuận đột biến, đang nghiên cứu làm đại lý Vinfast (11/10/2018)

>   KLF: Tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông (11/10/2018)

>   Viglacera Hạ Long: Lãi ròng quý 3 chỉ nhích nhẹ 1%, đạt gần 37 tỷ đồng (11/10/2018)

>   9 tháng lãi ròng 246 tỷ đồng, DBC đang lên kế hoạch chuyển sang sàn HOSE (11/10/2018)

>   AMP: CBTT về việc lựa chọn Công ty TNHH PKF Việt Nam là đơn vị thực hiện kiểm toán lại BCTC năm 2017 (11/10/2018)

>   DVH: Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2018 (11/10/2018)

>   HAN: Giải trình liên quan đến báo cáo tài chính bán niên năm 2018 (11/10/2018)

>   KSD: TB ngày đăng ký cuối cùng để thực hiện quyền họp Đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2018 (11/10/2018)

>   PSL: Nghị quyết của HĐQT v/v chọn Chi nhánh Công ty TNHH Hãng kiểm toán AASC kiểm toán báo cáo tài chính của Công ty. (11/10/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật