Thứ Ba, 16/10/2018 16:35

Ngày 23/10, Quốc hội sẽ bầu Chủ tịch nước

Công tác nhân sự sẽ được tiến hành ngay từ ngày đầu tiên của kỳ họp thứ sáu của Quốc hội ...

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân điều hành phiên thảo luận.

Công tác nhân sự sẽ được tiến hành ngay từ ngày đầu tiên của kỳ họp thứ sáu của Quốc hội.

Chiều 16/10 Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về chuẩn bị kỳ họp thứ sáu của Quốc hội, khai mạc sáng 22/10 tới đây.

Dự kiến tổng thời gian làm việc của Quốc hội là 24 ngày, bế mạc vào ngày 21/11/2018.

Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết Quốc hội bầu Chủ tịch nước ngay đầu kỳ họp để thuận tiện cho việc trình Quốc hội các nội dung thuộc thẩm quyền.

Theo chương trình dự kiến ngay chiều 22/10, ngày khai mạc kỳ họp, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình bày tờ trình dự kiến nhân sự để Quốc hội bầu Chủ tịch nước.

Quốc hội sẽ tiến hành bỏ phiếu kín bầu Chủ tịch nước vào sáng 23/10, kết quả kiểm phiếu sẽ được công bố chiều cùng ngày. Sau khi Quốc hội thông qua nghị quyết bầu Chủ tịch nước thì tân Chủ tịch nước sẽ tuyên thệ.

Tại hội nghị Trung ương 8 vừa qua, Trung ương đã giới thiệu Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng để Quốc hội bầu làm Chủ tịch nước.

Vẫn liên quan đến công tác nhân sự, ông Phúc cho biết Quốc hội sẽ xem xét, quyết định nhân sự thành viên Chính phủ trước khi lấy phiếu tín nhiệm.

Quốc hội sẽ tiến hành phê chuẩn việc bổ nhiệm chức vụ Bộ trưởng mới của Bộ Thông tin và Truyền thông ngay sáng 24/10 sau khi miễn miễn nhiệm chức vụ Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông đối với ông Trương Minh Tuấn.

Một nội dung đáng chú ý tại kỳ họp này là Quốc hội sẽ lấy phiếu tín nhiệm với các chức danh được Quốc hội bầu và phê chuẩn. Việc này bắt đầu từ chiều 24/10 và kết quả kiểm phiếu sẽ được công bố vào chiều 25/10.

Kỳ họp này, Quốc hội cũng sẽ thông qua nghị quyết phê chuẩn Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) cùng các văn kiện liên quan trước ngày 13/11/2018.

Thảo luận tại hội trường dự án Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi) vào sáng ngày 25/10/2018, ông Phúc cho biết.

Về dự án Luật Hành chính công, sáng kiến lập pháp của đại biểu Quốc hội Trần Thị Quốc Khánh, Tổng thư ký cho biết, tại phiên họp trù bị, sẽ báo cáo Quốc hội về việc không tiếp tục xây dựng dự án luật này. Đồng thời sẽ gửi tài liệu của dự án luật (nếu có, do Ban soạn thảo đề nghị) đến đại biểu Quốc hội để làm tài liệu nghiên cứu.

Cho ý kiến về chuẩn bị kỳ họp, cả Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và Phó chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng đều đều lưu ý việc tạo điều kiện cho báo chí tác nghiệp, chủ động cung cấp thông tin cho báo chí.

"Phóng viên phỏng vấn mà người được hỏi cứ đưa tay gạt gạt tỏ ý không muốn trả lời là khó chịu lắm, phải chủ động cung cấp thông tin cho báo chí", Chủ tịch Quốc hội nói.

Chủ tịch Nguyễn Thị Kim Ngân cũng đề nghị Uỷ ban Thường  vụ Quốc hội làm gương và đề nghị các vị đại biểu Quốc hội tập trung họp chứ không tập trung giao lưu để kỳ họp đạt kết quả cao nhất.

Hà Vũ

vneconomy

Các tin tức khác

>   GDP bình quân đầu người của Việt Nam lên 2.540 USD (15/10/2018)

>   Sau 3 năm liên tục xuất siêu, 2019 sẽ nhập siêu? (15/10/2018)

>   Kìm cương lạm phát cuối năm (15/10/2018)

>   Thương mại tăng tốc, xuất siêu của Việt Nam vượt 6 tỷ USD (15/10/2018)

>   Lần đầu công bố chỉ tiêu đo "sức khỏe" của doanh nghiệp Việt Nam (13/10/2018)

>   Luật Đất đai 2013: Kinh tế học đất đai - những vấn đề cốt lõi (13/10/2018)

>   PMI tháng 10 tăng lên 53.9 điểm, tăng trưởng sản lượng đạt mức cao của 3 tháng (01/11/2018)

>   Những ngành nào có tỷ lệ tăng lương cao nhất và thấp nhất năm 2018? (12/10/2018)

>   Kinh tế Việt Nam năm tới ra sao giữa căng thẳng Mỹ - Trung? (11/10/2018)

>   Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam vượt 350 tỷ USD trong 9 tháng (11/10/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật