Thứ Hai, 15/10/2018 09:20

Kìm cương lạm phát cuối năm

Thành thông lệ, những tháng cuối năm là cuộc chạy đua kiểm soát lạm phát.

Dù thành tích GDP tăng 6,98% so với cùng kỳ năm trước là mức tăng cao nhất của 9 tháng kể từ năm 2011 tới nay, mục tiêu kiểm soát lạm phát (nếu hiểu đúng hơn là tăng chỉ số giá tiêu dùng CPI) không vì thế mà đứng trước một thách thức quá lớn lao.

Mục tiêu không khó

Quả thật, từ quý II/2018, “bóng ma” chỉ số giá tiêu dùng tăng cao đã thấp thoáng. Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống ghi nhận mức tăng giá rất cao, góp phần chính vào mức CPI 3,29% sau 6 tháng đầu năm 2018. Đây là điều tất nhiên bởi cùng kỳ năm 2017, giá thịt heo giảm mạnh đã khiến chỉ số CPI tháng 5 và tháng 6 năm 2017 lần lượt ở mức -0,53% và mức -0,17%.

Thế nhưng, đúng như dự đoán, chỉ số CPI tháng 8 có xu hướng giảm khi chỉ đạt 3,98% so với cùng kỳ năm 2017, thấp hơn mức tương ứng 4,46% của năm 2017. Sang tháng 9, mức tăng 0,59% của CPI không gây nên mối lo ngại mới bởi lẽ đây là quy luật thời điểm đầu năm học mới. Đặc biệt, hai lần điều chỉnh giá xăng dầu vào những ngày đầu và cuối tháng 9 chỉ làm CPI  nhóm giao thông tăng 0,82% tác động chung vào mức CPI khoảng 0,08%.

Dường như, việc giá xăng dầu thế giới tăng xem ra không tác động nhiều tới chỉ số giá tiêu dùng của Việt Nam. Đây được xem như một điều bất ngờ bởi nhìn vào cơ cấu thu ngân sách nhà nước từ đầu năm đến ngày 15.9, thu từ dầu thô 43.500 tỉ đồng, bằng 121,1% dự toán. Bất chấp mọi tiền lệ, giá dầu tăng đang mang lại chỉ toàn cơ hội đối với kinh tế Việt Nam. Và điều này có thể vẫn tiếp diễn.

Vì vậy, không cần quá lạc quan để dự báo, dù phải đối diện với diễn biến khó lường của thị trường xăng dầu và biến động tỉ giá do tác động của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung, việc kiểm soát CPI 3 tháng còn lại của năm ở mức tăng tối đa 0,79% bình quân mỗi tháng so với tháng trước, để cán đích tăng CPI 4% như nhiệm vụ đề ra không phải là bất khả thi. Theo nhận định của Bộ Tài chính, các yếu tố chủ yếu tác động đến mặt bằng giá cuối năm là giá thực phẩm vẫn có thể tiếp tục tăng, nhưng có thể đánh giá mức tăng sẽ không lớn như những tháng vừa qua. Mặt khác, theo quy luật hằng năm, mặt bằng chỉ số giá các tháng cuối năm trong những năm gần đây cơ bản nằm trong kiểm soát. Rõ ràng, chỉ cần không lơ là nhiệm vụ, con ngựa lạm phát sẽ bị ghìm cương.

Một tiếng nói khác

Dù các nhà điều hành kinh tế đáng được khen ngợi nhưng cũng cần nhìn xa hơn với tâm lý thận trọng. Theo thống kê sơ bộ, tới ngày 6.10, đã có 19 lần điều chỉnh giá xăng, khiến giá thành loại sản phẩm thiết yếu này tăng khoảng 11-14% so với thời điểm ngày 1.1. Tính toán của Tiến sĩ Bùi Trinh cho thấy, với giả định giá xăng dầu bình quân tăng 10% sẽ dẫn đến ảnh hưởng trực tiếp về giá của sản phẩm xăng dầu trong chi tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đình tăng lên và CPI tăng ngay sau khi tăng giá 0,17%.

Ngoài ra, dựa trên bảng cân đối liên ngành của Việt Nam năm 2012 của Tổng cục Thống kê, mức ảnh hưởng tới các ngành trong nền kinh tế sẽ như sau: Một là, chi phí trung gian của nền kinh tế tăng lên 0,86%. Như vậy nếu giả thiết rằng doanh nghiệp không giảm lợi nhuận mà đưa vào giá sản xuất, điều này sẽ khiến chỉ số giá sản xuất (PPI) tăng lên 0,56%.

Hai là, sự tăng giá của các ngành trong lưu thông. Giá xăng ảnh hưởng tới chỉ số CPI là 1,74% đến khi tạo ra mặt bằng giá mới. Do chu kỳ sản xuất sau sử dụng đầu vào đã tăng giá ở chu kỳ trước khiến tỉ lệ chi phí trung gian so với giá trị sản xuất tăng lên và tỉ lệ giá trị tăng thêm so với giá trị sản xuất giảm đi, điều này làm giảm tổng giá trị gia tăng (hoặc GDP) 1,01%.

Mối lo sẽ tăng nhiều hơn nếu đặt trong những nghi ngại về mức tăng trưởng thật của kinh tế Việt Nam. Đi ngược với mức tăng GDP năm 2017 vượt mọi kỳ vọng 6,81%, tăng trưởng thu nhập quốc dân GNI (bằng GDP + thu nhập sở hữu - chi trả sở hữu, thể hiện tổng thu nhập của người dân mỗi quốc gia dù trong hay ngoài nước) chỉ đạt mức 5,89%, thấp hơn mức tăng 7,29% năm 2016.

Theo Word Bank, GNI của Việt Nam giảm trung bình 0,569% mỗi năm giai đoạn 2007-2007. Điều này không chỉ chứng tỏ tăng trưởng kinh tế Việt Nam ngày càng phụ thuộc vào khu vực đầu tư nước ngoài FDI, mà còn khẳng định thu nhập của người dân không tương xứng với mức tăng trưởng. Nhóm chuyên gia nghiên cứu của Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách thuộc Trường Kinh tế (VEPR) cũng cho rằng, tuy lạm phát trong năm nay được đánh giá vẫn nằm trong tầm kiểm soát, nhưng nguy cơ gia tăng mạnh trong thời gian tới đã hiện hữu.

HOÀNG HẠNH

NHỊP CẦU ĐẦU TƯ

Các tin tức khác

>   Thương mại tăng tốc, xuất siêu của Việt Nam vượt 6 tỷ USD (15/10/2018)

>   Lần đầu công bố chỉ tiêu đo "sức khỏe" của doanh nghiệp Việt Nam (13/10/2018)

>   Luật Đất đai 2013: Kinh tế học đất đai - những vấn đề cốt lõi (13/10/2018)

>   PMI tháng 10 tăng lên 53.9 điểm, tăng trưởng sản lượng đạt mức cao của 3 tháng (01/11/2018)

>   Những ngành nào có tỷ lệ tăng lương cao nhất và thấp nhất năm 2018? (12/10/2018)

>   Kinh tế Việt Nam năm tới ra sao giữa căng thẳng Mỹ - Trung? (11/10/2018)

>   Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam vượt 350 tỷ USD trong 9 tháng (11/10/2018)

>   Lọc ưu đãi FDI (11/10/2018)

>   Lo ngại lạm phát cuối năm (11/10/2018)

>   Nhập siêu từ các nước ASEAN rất đáng lo ngại (10/10/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật