Thứ Sáu, 26/10/2018 19:00

Dệt may kỳ vọng vào cạnh tranh giá ở thị trường EU

Cam kết linh hoạt về quy tắc xuất xứ cộng gộp, cùng với cơ hội cạnh tranh lớn về giá so với nhiều nước xuất khẩu chưa có hiệp định thương mại tự do (FTA) khiến ngành dệt may VN có thêm nhiều kỳ vọng khi EVFTA thông qua.

Dệt may kỳ vọng tăng trưởng xuất khẩu tại thị trường EU một khi Hiệp định thương mại tự do VN-EU (EVFTA) được thông qua - Ảnh:T.V.N

Ông Phạm Xuân Hồng, chủ tịch Hội Dệt may thêu đan TP.HCM (Agtek) cho biết dù EU chỉ là thị trường xuất khẩu dệt may lớn thứ hai (sau Mỹ), nhưng với các diễn biến mới nhất để Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) có thể thực thi năm sau, các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may có thể tính toán lại thị trường, với nhiều cân nhắc trong việc đàm phán giá cho những đơn hàng sắp tới.

Tuy nhiên, theo ông Hồng, cơ hội từ EVFTA "là có, nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng có thể tận dụng được".

Theo các chuyên gia trong lĩnh vực dệt may, hiện tại, phần lớn các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may chủ yếu tham gia vào phần thứ ba trong chuỗi cung ứng dệt may là "cắt và may", rất ít thực hiện các khâu thiết kế, marketing và phân phối sản phẩm.

85% số doanh nghiệp tham gia xuất khẩu theo phương thức CMT, tức gia công hoàn toàn theo mẫu thiết kế và nguyên phụ liệu do khách hàng cung cấp). 11-12 % xuất khẩu theo phương thức FOB  -  gia công theo mẫu thiết kế do khách hàng cung cấp, đơn vị gia công chủ động nguyên phụ liệu đầu vào.

Chỉ 2-3% xuất khẩu theo phương thức ODM - nhà sản xuất xuất khẩu sản phẩm theo mẫu thiết kế, thương hiệu riêng của  mình.

Phần lớn các doanh nghiệp cũng chưa tiếp cận được trực tiếp với khách hàng (doanh nghiệp bán lẻ ở các thị  trường Hoa Kỳ, EU... có hệ thống phân phối, có thương hiệu), chủ yếu phụ thuộc nhiều vào các nhà buôn nước ngoài (chủ yếu là Hồng Kông, Đài Loan, Hàn Quốc) làm trung gian.

Chính vì vậy, giá trị gia tăng của ngành dệt may vẫn còn ở mức rất thấp, chỉ từ 5-10%, trong khi 75% kim ngạch xuất khẩu toàn ngành là sản phẩm gia công, 22% là sản xuất thông thường.

Tuy nhiên, nếu so với các quốc gia chưa có FTA như Việt Nam sắp có với EU, cơ hội cạnh tranh lớn về giá so với nhiều nước xuất khẩu khác là không hề nhỏ, nhưng cần phải chủ động ứng phó với các bất cập có thể gây hưởng đến cơ hội nói trên, trong đó có thể tính đến nhu cầu thế giới biến động (đặc biệt ở một số thị trường lớn như EU, Nhật Bản...).

TRẦN VŨ NGHI

TUỔI TRẺ

Các tin tức khác

>   7 hành vi có thể bị cấm trong hoạt động sân golf (26/10/2018)

>   Nhiều nước quản Uber, Grab như taxi truyền thống (26/10/2018)

>   Tăng cường nuôi tôm nước lợ các tháng cuối năm 2018 (25/10/2018)

>   Xử lý tài sản tăng thêm không giải trình nguồn gốc: “Không thể đưa ra toà” (25/10/2018)

>   Cân nhắc phương án tăng giá điện năm 2019 (25/10/2018)

>   Grab tuyên bố 'phải thành hãng taxi là bước lùi của Cách mạng 4.0' (25/10/2018)

>   Thông tin người dùng - món hàng siêu lợi nhuận (25/10/2018)

>   Bỏ siêu thị vì chiết khấu quá cao (25/10/2018)

>   'Đại chiến' Vinasun- Grab: Giám định cáo vắng, kết quả có bất thường? (25/10/2018)

>   Vali, túi xách Việt có cơ hội thế chỗ hàng Trung Quốc (25/10/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật