Thứ Hai, 10/09/2018 15:42

Tín hiệu “lạ” của Tân Hiệp Phát

Động thái truyền thông gần đây của Tân Hiệp Phát phát ra những tín hiệu gì?.

 

Những ngày gần đây, Tân Hiệp Phát tiếp tục trở thành trung tâm chú ý của dư luận khi ra mắt sách ở Mỹ và mở công ty mua bán nợ.

Câu chuyện về gia đình ông Trần Quí Thanh cũng đã được giới thiệu qua cuốn sách Chuyện Nhà Dr. Thanh và bây giờ là cuốn Competing With Giants (tạm dịch: Cạnh tranh với những người khổng lồ). Đây là một động thái truyền thông để tiếp tục “xoa dịu” người tiêu dùng sau “vụ án con ruồi” hay hướng đến một thương vụ M&A ở tầm quốc tế?

Theo lời kể trong cuốn sách được giới thiệu tại trụ sở của Forbes, bà Trần Uyên Phương tiết lộ rằng năm 2015, Tân Hiệp Phát đã từ chối lời đề nghị mua trị giá 2,5 tỉ USD từ Coca-Cola để minh chứng cho sức hút của doanh nghiệp này. Công ty cũng không chọn niêm yết trên thị trường chứng khoán. Chia sẻ với truyền thông quốc tế, bà Phương nói: “Với sự đầu tư và rủi ro cao mà chúng tôi đang chấp nhận, sẽ là tốt hơn khi chúng tôi là một công ty gia đình. Chúng tôi có thể đưa ra quyết định của riêng mình”.

 

Tân Hiệp Phát thực sự vẫn là cái tên hấp dẫn đối với các nhà đầu tư. Theo báo cáo quý II của URC, thị phần của trà đóng chai của công ty Philippines tại Việt Nam vẫn xếp thứ 3 với 15,2%, đứng sau 2 công ty có thị phần lần lượt là 52,2% và 15,6%. Công ty có thị phần 52,2% được giới phân tích cho là Tân Hiệp Phát, khi vào giữa năm 2017, công ty này có thị phần là 48%.

Như vậy, sau 3-4 năm kể từ thời điểm khủng hoảng, URC vẫn chưa thể lấy lại được mức thị phần như trước kia, trong khi Tân Hiệp Phát gần như đã hoàn toàn hồi phục. Nếu như vào thời điểm ngay sau khủng hoảng, Tân Hiệp Phát còn từ chối lời đề nghị mua lại trị giá 2,5 tỉ USD, thì hiện giờ giá trị của doanh nghiệp này sẽ còn cao hơn nữa. Lợi nhuận của Công ty vẫn tăng mạnh, năm 2016 là 975 tỉ đồng.

Đến năm 2017, con số này là 1.580 tỉ đồng, tăng 62% chỉ sau 1 năm. Tuy nhiên, triển vọng thị trường cũng không hoàn toàn thuận lợi với doanh nghiệp này. Dù vẫn đứng đầu về mảng trà đóng chai, Tân Hiệp Phát vẫn thụt lùi trong tổng thể thị trường đồ uống không cồn nói chung. Đối thủ lớn nhất là Suntory Pepsi vẫn không ngừng gia tăng thị phần trong khoảng thời gian 2013-2017 (theo số liệu Euromonitor).

Trong những năm trước, thị trường trà đóng chai có mức tăng trưởng hơn 14,7%. Tuy nhiên, trong khoảng những năm 2016-2017, ngành này chỉ có mức tăng trưởng 2,8% do khủng hoảng xảy ra đối với doanh nghiệp lớn trong ngành như Tân Hiệp Phát với vụ án con ruồi, trà C2 nhiễm chì, cùng với đó là ý thức về sức khỏe ngày một cao nên người tiêu dùng chọn những sản phẩm tự nhiên, ít đường.

Do vậy, Tân Hiệp Phát đã mở rộng sang một số dòng sản phẩm của Number One như nước ép trái cây, sữa đậu nành và nước tinh khiết. Nhưng để tìm đà tăng trưởng khác, công ty này lại nhắm đến những đích đến mới thông qua nguồn thu lớn từ bán nước giải khát. Gần đây, 2 con gái của ông Thanh là bà Uyên và bà Phương đã thành lập một công ty mua bán nợ.

Giới phân tích đồn đoán rằng, động thái này là một bước đệm trong quá trình chuyển sang ngành bất động sản của Tân Hiệp Phát. Hiện nay, nợ xấu liên quan đến bất động sản ở Việt Nam là khá lớn. Và với danh tiếng là công ty có lượng tiền mặt khủng, việc Tân Hiệp Phát thông qua công ty mua bán nợ để mua các khoản nợ có tài sản đảm bảo là các dự án bất động sản là không bất ngờ. Rất có thể trong thời gian tới, Tân Hiệp Phát sẽ mua lại một trong số những khoản nợ xấu, kèm theo tài sản thế chấp, mà các ngân hàng đang rao bán. Nhất là trong bối cảnh ông Trần Quí Thanh “bất ngờ” gia nhập Câu lạc bộ Bất động sản TP.HCM.

Khi đó, ông Nguyễn Quốc Bảo, Chủ tịch Câu lạc bộ Bất động sản TP.HCM, cho biết rằng Tân Hiệp phát sẽ dùng nguồn vốn dồi dào của mình để hỗ trợ các thành viên trong câu lạc bộ khi thiếu vốn. Còn ông Thanh giải thích lý do tham gia vào lĩnh vực bất động sản là “Tân Hiệp Phát quyết định tham gia cũng đã chọn điểm rơi thích hợp, có lợi thế cạnh tranh nhất của mình. Hơn nữa, khi chúng tôi đã thu xếp ổn thỏa mọi chuyện cho ngành cốt lõi, sẽ tham gia vào các ngành khác”.

Bên cạnh đó, ông Thanh cũng là cổ đông của Công ty Cổ phần Địa ốc Sài Gòn dù với số cổ phần thấp (hơn 500.000 cổ phần). Thực tế ghi nhận Tân Hiệp Phát và cá nhân trong gia đình ông Thanh có liên quan đến nhiều dự án tại Vũng Tàu, Đà Nẵng và TP.HCM. Chia sẻ với báo giới, ông Thanh cũng nhận định rằng hai lợi thế về vốn và quỹ đất là điều kiện để Tân Hiệp Phát trở thành một tập đoàn đa ngành trong tương lai và số vốn có thể đổ vào bất động sản là “khoảng vài ngàn tỉ đồng”.

Bá Ước

nhịp cầu đầu tư

Các tin tức khác

>   Tăng nhập khẩu từ Mỹ, Việt Nam ký hợp đồng mua máy bay 18,3 tỉ USD (10/09/2018)

>   Bất ngờ bản án lần 2 đối với "bộ sậu" Công ty Lương thực Vĩnh Long (10/09/2018)

>   Đà Nẵng bàn chuyện dời sân bay hay giữ lại? (10/09/2018)

>   Hai thương hiệu vàng biến động trái chiều, tỷ giá trung tâm tăng (10/09/2018)

>   Giới siêu giàu - họ là ai? (10/09/2018)

>   Đại gia thủy sản miền Tây sở hữu siêu xe, biển số "độc" hầu toà (10/09/2018)

>   Chính phủ đề nghị chọn phương án giải quyết tài sản bất minh tại toà (10/09/2018)

>   Thời trang xa xỉ: Cuộc đua song mã nghìn tỷ (09/09/2018)

>   Ngành Cơ khí Việt Nam: Phải thay đổi từ nhân lực đến chính sách (08/09/2018)

>   Thế mạnh Việt Nam bị Thái Lan làm khó trên đất Trung Quốc (08/09/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật