Thứ Hai, 10/09/2018 10:48

Giới siêu giàu - họ là ai?

Không ai muốn “hoa” chỉ giành cho người giàu và “lệ” đương nhiên của người nghèo!

Việt Nam là quốc gia có số lượng người siêu giàu tăng nhanh thứ 3 thế giới - theo một báo cáo tin cậy từ công ty dữ liệu Wealth-X. Mối logic thông thường “dân giàu thì nước mạnh” nên đương nhiên… “cua có vọ mừng”.

Tôi từng đọc được bài phỏng vấn bàn luận đến một vài vấn đề rất cốt lõi hiện nay, cuộc vấn đáp nói về vai trò của các công ty lớn, tầm quan trọng của người giàu và thái độ của xã hội đối với họ - đó là quan điểm chí lý của chuyên gia kinh tế Trần Đình Thiên.

Giới siêu giàu có vai trò quan trọng trong nền kinh tế.

Trong khi xã hội còn tồn tại cảm xúc “ghét người giàu”, “xa lánh người giàu” như kiểu “xúc đất đổ đi” thì tác dụng của của cải vật chất trong tay người giàu vẫn có giá trị lớn lao.

Người giàu sẽ dẫn dắt cảm hứng làm giàu, đây là mấu chốt để biến một xã hội nghèo nàn của cải trở nên thịnh vượng; cải tạo những con người cam chịu số phận vùng lên thay đổi.

Nước Nhật giữa thế kỷ 19 vừa nhận thất bại nặng nề sau thế chiến thứ hai vừa khan hiếm tài nguyên thiên nhiên. Nhưng may mắn là họ có những “công ty dân tộc” truyền cảm hứng làm giàu tự lực cho toàn xã hội.

Rất nhiều bài học kinh doanh của người Nhật được ghi chép lại thành sách, nổi tiếng nhất nhì là cuốn Kakeibo “Nghệ thuật kiếm tiền của người Nhật”; trong giáo dục họ có tác phẩm “Khuyến học” của Fukuzawa Yukichi…

Người giàu ở Việt Nam chưa được mệnh danh là “công ty dân tộc” nhưng thực ra họ xứng đáng được tôn vinh ở nhiều khía cạnh: Sự đóng góp lớn cho nền kinh tế, tạo ra công ăn việc làm, tạo ra giá trị mới cho xã hội.

Ví dụ như giấc mơ xe hơi của người Việt sắp được hiện thực hóa bởi tập đoàn Vingroup; tiếp cận với cách mạng 4.0 bằng viện nghiên cứu dữ liệu lớn (Big data) và một vài điểm sáng khác như điện thoại Bphone.

Nhìn nhận ở góc độ kinh tế, phần còn lại đang được hưởng lợi từ tầng lớp siêu giàu - dù chỉ là thiểu số.

Xem chừng con đường xây dựng các “công ty dân tộc” thật khó cưỡng lại. Vì nếu đến khi sản phẩm nào đó “made in Viet Nam” đạt được đẳng cấp quốc tế về chất xám, sự tinh xảo, vô hình dung sản phẩm ấy trở thành biểu tượng quốc gia.

Giống như kiểu nói đến Toyota, Honda nghĩ ngay đến Nhật Bản, thấy Mc Donald, Facebook, Microsoft… là thấy nước Mỹ. Đó là con đường mà giới siêu giàu nếu có thành ý phụng sự xã hội ắt hẳn phải hướng đến.

Nhưng thực tế nhiều biểu hiện “siêu giàu” của một giai tầng thiểu số trong xã hội chưa định vị rõ ràng trên đường ray vì lợi ích chung.

Những biểu hiện đó là gì? Là thú ăn chơi xa xỉ, hoang phí, xe chục tỷ, nhà vài trăm tỷ… Một điều hiển nhiên, không ai có quyền bắt người khác phải tiêu tiền theo ý mình. Nhưng nếu giới siêu giàu - những người nắm giữ túi tiền không có tham vọng mang tính dân tộc, quốc tế thì sức mạnh nơi họ bị vô hiệu hóa đáng kể.

Ông Trần Đình Thiên còn đề cập đến tâm lý giấu giàu của người giàu. Giấu giàu ở đây không có nghĩa là khiêm tốn, mà phần lớn để tránh thị phi, phiền hà. Phần vì tâm lý chung của xã hội, phần vì cách kiếm tiền…ít người biết.

Vì vậy ở nước ta rất khó nhận diện đầy đủ chân dung giới siêu giàu, ngoại trừ những tỷ phú đô la vinh dự được Forbes bình chọn. Như đã nói, rất nhiều người siêu giàu chỉ biểu hiện hình ảnh của mình bằng… của cải vật chất, điều này có vẻ phi lý nhưng cần được đề cập.

Vì ý muốn của một đất nước giàu mạnh là những cá nhân - trước hết là doanh nhân mang có chí tiến thủ. Thứ mà xã hội muốn thấy là sản phẩm tốt nhất phục vụ cộng đồng, sau nữa là đủ sức “mang chuông đi đánh xứ người” làm rạng rỡ đất nước.

Mong muốn đó còn xuất phát từ hàng chục triệu người nghèo đang quằn quại với đời sống: Họ cần có cuộc sống tốt hơn; họ muốn đỡ khổ hơn; họ muốn có trường học không còn lợp bằng lá; họ muốn có con đường đến trường bớt nguy hiểm…

Xu hướng tiêu tiền của giới siêu giàu có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển hay đứng yên của xã hội, vì chính họ chứ không ai khác mới có nhiều điều kiện tiếp cận với xu hướng toàn cầu.

Từ bao lâu rồi chúng ta không muốn có định nghĩa người giàu nên trao cho người nghèo “chiếc cần câu cơm”, đó là tạo ra sự phát triển bền vững để ai cũng có việc làm, ai cũng được học hành, ai cũng có cơm ăn nước uống.

Địch họa thiên tai hàng năm vẫn thấy bóng dáng nhân hậu của những người giàu. Nhưng, sẽ tốt biết mấy nếu họ nghĩ đến những thứ dài hơi hơn chứ không đơn thuần là gói mì tôm, chai nước tương, vài ký gạo chỉ có tác dụng tức thì.

Không ai muốn “hoa” chỉ giành cho người giàu và “lệ” đương nhiên của người nghèo!

Trương Khắc Trà

diễn đàn doanh nghiệp

Các tin tức khác

>   Đại gia thủy sản miền Tây sở hữu siêu xe, biển số "độc" hầu toà (10/09/2018)

>   Chính phủ đề nghị chọn phương án giải quyết tài sản bất minh tại toà (10/09/2018)

>   Thời trang xa xỉ: Cuộc đua song mã nghìn tỷ (09/09/2018)

>   Ngành Cơ khí Việt Nam: Phải thay đổi từ nhân lực đến chính sách (08/09/2018)

>   Thế mạnh Việt Nam bị Thái Lan làm khó trên đất Trung Quốc (08/09/2018)

>   Xuất khẩu thủy sản có đạt được mục tiêu 9 tỷ USD? (08/09/2018)

>   Quyền Bộ trưởng TT&TT muốn phát triển mạng xã hội 'made in Vietnam' (08/09/2018)

>   Chuyển vụ 'quỹ đen' ở Cục Đường thủy sang Bộ Công an để điều tra (08/09/2018)

>   Chú trọng công tác thu hồi tài sản tham nhũng (08/09/2018)

>   JICA lên tiếng việc chuyên gia Nhật ở Việt Nam lương 700 triệu đồng (08/09/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật