Chủ Nhật, 30/09/2018 21:21

Linh hoạt ứng phó những thách thức từ chiến tranh thương mại

Theo Tổng cục Thống kê, tính chung 9 tháng đầu năm 2018, cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam xuất siêu với 5,39 tỷ USD. Tuy nhiên, trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ - Trung ngày càng phức tạp, Việt Nam sẽ phải thay đổi dần cách làm, có chính sách linh hoạt hơn với tình hình mới.

Đây là số liệu về cán cân thương mại được công bố tại cuộc họp báo công bố số liệu thống kê kinh tế - xã hội quý III và 9 tháng năm 2018 do Tổng cục Thống kê tổ chức vừa qua tại Hà Nội.

Chiến tranh thương mại leo thang; Việt Nam vẫn xuất siêu

Ông Nguyễn Bích Lâm, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê cho biết: Nếu loại trừ yếu tố giá, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu 9 tháng tăng 14,2% so với cùng kỳ năm 2017. Trong 9 tháng có 26 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm tới 90,3% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, trong đó, có 5 mặt hàng đạt trên 10 tỷ USD, chiếm 58,2%.

“Nhìn chung, tỷ trọng xuất khẩu của một số mặt hàng chủ lực chủ yếu vẫn thuộc về khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, trong đó: Điện thoại và linh kiện chiếm 99,7%; điện tử, máy tính và linh kiện chiếm 95,6%; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng 89,4%. Bên cạnh đó, một số mặt hàng nông sản, thủy sản trong 9 tháng cũng tăng khá như: Thủy sản; rau quả; gạo”, ông Nguyễn Bích Lâm nói.

Ở chiều ngược lại, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu ước tính đạt 173,52 tỷ USD, tăng 11,8% so với cùng kỳ năm trước. Khu vực kinh tế trong nước chiếm 40% (tăng 11,7%), khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 60% (tăng 11,9%). Nếu loại trừ yếu tố giá, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu 9 tháng tăng 10,3% so với cùng kỳ năm 2017. Riêng tháng 9 vừa qua ước tính đạt 19,8 tỷ USD, tăng 7% so với tháng trước.

Trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ - Trung tiếp tục leo thang, xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ vẫn tăng 12,5%, cao hơn 2,9 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước, đây là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, trong đó điện thoại và linh kiện tăng 46%; giày dép tăng 12,9%; hàng dệt may tăng 11,9%. Trong khi đó, Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch, tăng 12,4% so với cùng kỳ năm 2017, trong đó xăng dầu tăng 98,9%; vải tăng 18,1%; điện thoại và linh kiện tăng 7,2%; điện tử, máy tính và linh kiện tăng 7,2%.

Thương mại tại các thị trường trọng điểm khác như EU, Hàn Quốc, Nhật Bản và khu vực ASEAN cũng đều có mức tăng trưởng khá so với cùng kỳ.

Tuy nhiên, thị trường xuất khẩu trong thời gian tới sẽ có những biến động ảnh hưởng đến Việt Nam. Một số chuyên gia nhận định trên Diễn đàn Kinh tế Thế giới rằng, cả Mỹ và Trung Quốc sẽ bảo vệ công nghệ giá trị cao, có tầm quan trọng với lợi ích quốc gia, phát triển dư thừa chuỗi cung và tiếp tục liên kết với các quốc gia tầm trung mới nổi ở Đông Nam Á và khu vực tiểu vùng Sahara. Về lâu dài, Trung Quốc và Mỹ vẫn có thể đa dạng hóa quan hệ kinh tế một cách lành mạnh hơn, từ đó tạo ra một con đường dẫn tới một trật tự kinh tế mới lạ, có vẻ ổn định hơn.

Trật tự thương mại mới và hành động của Việt Nam

Liên quan đến vấn đề này, ông Nguyễn Bích Lâm cho rằng, các số liệu xuất nhập khẩu 9 tháng qua là khả quan. Tuy nhiên, cần phải xác định rõ cơ hội cũng như những khó khăn thách thức trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ - Trung gia tăng lên quy mô mới, nhất là nền kinh tế Việt Nam có độ mở khá lớn, dễ bị ảnh hưởng từ biến động thương mại bên ngoài.

Trong giai đoạn ngắn hạn, Việt Nam ít chịu tác động, tuy nhiên về dài hạn, khi chiến tranh thương mại mở rộng quy mô, ảnh hưởng sẽ sâu hơn tới nhiều nước trong chuỗi giá trị toàn cầu, trong đó có Việt Nam.

Việt Nam đứng thứ 12 về quy mô xuất khẩu, thứ 5 quy mô thương mại với Mỹ. Trước xu hướng chính sách gia tăng bảo hộ thương mại thì rủi ro lớn nhất đó là Mỹ sẽ đưa ra rào cản kỹ thuật, thương mại, thuế... lên hàng hoá các nước xuất khẩu, trong đó có Việt Nam. Nhiều mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn vào Mỹ hiện nay như dệt may, điện tử, điện thoại, da giày sẽ chịu tác động.

Ngược lại, nếu dòng đầu tư có xu hướng chuyển dịch sản xuất ra khỏi Trung Quốc sang các nước khác, trong đó Việt Nam cũng có cơ hội. Tuy nhiên, ngay cả trong cơ hội này cũng chưa đựng những điểm bất lợi cần đề phòng.

Điểm bất lợi chính là những dự án đầu tư nước ngoài quy mô nhỏ, sử dụng công nghệ thấp, gây ô nhiễm... tràn sang Việt Nam. “Vấn đề vốn ô nhiễm và công nghệ rác thải, kỹ thuật lạc hậu... từ Trung Quốc đã được cảnh báo nhiều năm nay”, ông Nguyễn Bích Lâm lưu ý.

Bên cạnh đó, cùng cần phải nhìn nhận thực tế trong thu hút FDI 9 tháng qua, số lượng dự án tăng lên nhưng cũng đã xuất hiện không ít dự án quy mô vốn nhỏ dưới 1 triệu USD. “Dự án quy mô như vậy là quá nhỏ”, ông Lâm nói.

Với số dự án này chúng ta cần rà soát, sàng lọc kỹ để gạt dự án công nghệ thấp, ảnh hưởng môi trường, chất lượng sản phẩm kém... đổ vào Việt Nam.

Việt Nam cần sàng lọc thu hút đầu tư nước ngoài chứ không phải thu hút bằng mọi giá như cách đây 30 năm. Làm được như vậy cũng sẽ ngăn được việc các nước bị ảnh hưởng trực tiếp từ cuộc chiến thương mại này lợi dụng và tận dụng Việt Nam như bến đỗ của mình.

Đại diện Tổng cục Thống kê lưu ý một rủi ro nữa về gian lận thương mại khi hàng Trung Quốc vào Việt Nam núp bóng nhãn hiệu, sản phẩm sản xuất tại Việt Nam để xuất sang Mỹ, (khiến Việt Nam có thể bị “trừng phạt” lây nếu không kiểm soát chặt chẽ vấn đề này).

Ông Nguyễn Bích Lâm cho rằng, qua cuộc chiến này, Việt Nam cần xác định rõ không thể mãi phụ thuộc vào một vài thị trường, Việt Nam cần quyết liệt hơn trong triển khai liên kết kinh tế, đẩy mạnh đa phương hoá và tìm kiếm thị trường mới./.

Huy Thắng

báo chính phủ

Các tin tức khác

>   Thủ tướng: Không để Siêu Ủy ban vốn thành một cơ quan quan liêu (30/09/2018)

>   30 năm thu hút FDI: Ngành công nghiệp giải khát hấp dẫn nhà đầu tư (30/09/2018)

>   Khách đến siêu thị tăng 'vũ bão', sao bảo vắng? (30/09/2018)

>   Lộ trình tăng lương cho cán bộ, công chức từ 2018 đến 2030 (30/09/2018)

>   Chốt danh sách 19 tập đoàn về 'Siêu Ủy ban' (30/09/2018)

>   “Nhà nước không mua BOT Cai Lậy” (29/09/2018)

>   Lo công nghệ thải loại tràn vào Việt Nam từ xung đột Mỹ - Trung (29/09/2018)

>   Giá cá tra nguyên liệu đang ở mức cao ''lịch sử'' chưa từng có (28/09/2018)

>   Bỏ ngỏ thị trường tái chế chất thải công nghiệp khổng lồ (28/09/2018)

>   Trung Đông: Thị trường tiềm năng lớn chưa được khai thác tốt (28/09/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật