Thứ Ba, 25/09/2018 23:10

Doanh nghiệp thiệt hại nặng vì thẻ vàng IUU

Các doanh nghiệp cho biết xuất khẩu hải sản vào thị trường Liên minh châu Âu (EU) giảm đến 20-30% do tác động bởi thẻ vàng của EU.

Bạch tuộc là sản phẩm bị ảnh hưởng nặng nề vì thẻ vàng của EU
CHÍ NHÂN

Ngày 25.9, tại TP.HCM, Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) tổ chức hội nghị đánh giá một năm triển khai chương trình doanh nghiệp hải sản cam kết chống khai thác IUU.

Mất khách hàng vì thủ tục

Bà Cao Thị Kim Lan, Giám đốc Công ty CP thủy sản Bình Định, lo lắng: Doanh nghiệp chúng tôi sản xuất và chế biến 100% nguồn nguyên liệu hải sản khai thác xa bờ. 60-70% xuất khẩu đi EU, 20% xuất khẩu đi Mỹ và 10% đi Trung Đông. Thời gian qua hoạt động xuất khẩu sang EU gặp rất nhiều khó khăn . Dù chúng tôiđã nỗ lực tìm kiếm thị trường thay thế nhưng do có một số sản phẩm đặc thù của thị trường này rất khó dịch chuyển sang thị trường khác. Vì thế, doanh nghiệp bị tác động nặng nề.

Theo bà Lan, khó khăn thứ nhất là điều kiện cơ sở hạ tầng và nhân lực các cảng cá còn hạn chế, ảnh hưởng lớn đến việc xác định nguồn gốc nguyên liệu hải sản. Bên cạnh đó thủ tục xác nhận nguồn gốc nguyên liệu chồng chéo mất rất nhiều thời gian. Trước đây để được xác nhận nguồn gốc nguyên liệu mất 3 tháng, nay vẫn còn đến 2 tháng. Mặt khác việc ghi nhật ký của ngư dân còn nhiều vấn đề như thiếu thông tin, ghi thông tin không chính xác, đầy đủ trong khi đó cơ quan chức năng chưa có đủ cơ sở dữ liệu để xác minh một cách nhanh chóng và kịp thời.

“Chính vì vậy khi chúng tôi nhập hàng về chế biến, đến khi hồ sơ thủ tục hoàn tất thì chỉ có 30-40% hàng hóa đáp ứng được yêu cầu thủ tục của EU, còn lại bị loại. Đối tác nhập khẩu không thể chờ mình quá lâu vì ảnh hưởng đến hợp đồng phân phối của họ. Họ bỏ mình và mình mất khách hàng, thiệt hại rất lớn”, bà Lan bức xúc.

Mỗi năm Việt Nam xuất khẩu hải sản sang EU từ 350-400 triệu USD, tương đương 16-17% tổng xuất khẩu hải sản của Việt Nam. EU là thị trường lớn thứ 2 về nhập khẩu cá ngừ, thứ 3 về mực và bạch tuộc nên việc các doanh nghiệp bị ảnh hưởng thế này sẽ tác động lớn đến kim ngạch xuất khẩu sang EU.

Gần 1 năm trước đó, ngày 23.10.2017, EU cảnh cáo thẻ vàng đối với hoạt động khai thác hải sản của Việt Nam. Trong năm 2018, xuất khẩu hải sản vào EU có chiều hướng giảm sâu và liên tục trong khoảng từ 4-20%. Tính từ đầu năm đến hết tháng 8, tổng xuất khẩu hải sản của Việt Nam vào EU chỉ đạt 252 triệu USD, giảm tới 25% so với cùng kỳ năm trước.

“Thẻ vàng đã làm giảm xuất khẩu hải sản khai thác sang EU trong thời gian qua và dự báo sẽ tiếp tục giảm trong các tháng cuối năm. Xuất khẩu các mặt hàng như: mực, bạch tuộc, cua ghẹ, cá biển sang EU sẽ tiếp tục giảm mạnh do vướng mắc trong thủ tục chứng nhận, xác nhận nguồn gốc khai thác theo quy định IUU”, bà Lê Hăng, Phó giám đốc Trung tâm VASEP.PRO thuộc VASEP nhận định.

Hoàn chỉnh khung pháp lý và thực thi

Theo ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký VASEP, vấn đề quan trọng hiện nay của Hiệp hội sẽ tiếp tục mở rộng phạm vi làm việc với các bên liên quan để tham vấn Chính phủ đẩy nhanh việc xây dựng, hoàn thiện và sớm ban hành Nghị định hướng dẫn thi hành luật Thủy sản, cũng như sửa đổi nghị định liên quan. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sớm ban hành các thông tư sửa đổi Thông tư 02 và 50, cải cách và sửa đổi Thông tư 26 theo Nghị quyết 19 của Chính phủ…

Năng lực hạn chế của các cảng cá là một nguyên nhân quan trọng
CÔNG HÂN

Trên thực tế, cần tổ chức lại đội tàu khai thác hải sản trên các vùng biển phù hợp với khả năng khai thác cho phép của nguồn lợi. Đào tạo, nâng cao khả năng thực thi của các cơ quan quản lý địa phương như: Chi cục Thủy sản, các ban quản lý cảng cá. Tăng cường nguồn lực, cơ sở vật chất và hướng dẫn nghiệp vụ cho ban quản lý các cảng cá để thực hiện tốt việc xác nhận hải sản khai thác ngay từ khi tiếp nhận.

Một yếu tố quan trọng khác là cần cung cấp hằng tháng dữ liệu “nguồn lợi” và "sản lượng khai thác” cho cộng đồng doanh nghiệp hải sản; công bố công khai và cập nhật thường xuyên danh sách các tàu Việt Nam và quốc tế vi phạm IUU trên website của Tổng cục Thủy sản…

“Chúng ta phải xác định tinh thần không chỉ nỗ lực xóa thẻ vàng của EU mà còn vì một nghề cá bền vững và có trách nhiệm”, bà Nguyễn Thị Thu Sắc, Phó chủ tịch VASEP nêu quan điểm.

CHÍ NHÂN

THANH NIÊN

Các tin tức khác

>   Bác đề xuất thu hồi 1.581 tỉ đồng tạm ứng cho siêu dự án chống ngập (25/09/2018)

>   Thứ trưởng Công Thương: 'Đừng hiểu lầm Petrolimex độc quyền kinh doanh xăng dầu' (25/09/2018)

>   Bệnh viện của Hoa hậu quý bà Tuyết Nga đổi tên (25/09/2018)

>   Truy tố đại tá 'dỏm' lừa gần 67.000 nhà đầu tư (25/09/2018)

>   Nhập khẩu sắt thép phế liệu tăng mạnh (25/09/2018)

>   Đề xuất quản lý dịch vụ truyền hình xuyên biên giới (24/09/2018)

>   Grab và Uber bị phạt 9,5 triệu USD vì vụ sáp nhập ở Singapore (24/09/2018)

>   Lo ngại vốn FDI vào Việt Nam khó tăng mạnh vì Myanmar và Indonesia (24/09/2018)

>   Bộ GTVT muốn nâng tuổi máy bay lên 25 năm: Có an toàn và phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế? (23/09/2018)

>   ‘Muốn kiểm toán môi trường hiệu quả, trước hết phải có tiêu chí’ (23/09/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật