Thứ Sáu, 03/08/2018 15:19

Nghề IR đã ra đời như thế nào? (kỳ 2)

Quan hệ Nhà đầu tư (IR) thành hình nhờ lớp nhà đầu tư cá nhân khó tính hậu Thế chiến II

Nhà đầu tư hậu Thế chiến II theo dõi chặt chẽ số tiền mà họ giao phó cho các quỹ đầu tư hay tham gia trực tiếp trên thị trường chứng khoán. Họ bỏ tiền ra và đòi hỏi được thảo luận về triển vọng tăng trưởng của công ty, tham dự những cuộc họp với CEO hay CFO. Vì vậy, hoạt động IR mới lúc này tìm đến những nhân sự hiểu về tài chính đồng thời có thể tạo những chiến thuật truyền thông cần thiết.

Sự bùng nổ kinh tế trong giai đoạn những năm 1950 hậu Thế chiến II đã tạo ra một tầng lớp người Mỹ giàu có. Nhu cầu tiêu dùng của xã hội gia tăng, hoạt động mở rộng kinh doanh được khuyến khích phát triển. Trong bối cảnh kinh tế đó, doanh nghiệp thì cần vốn, còn người dân lại tìm kiếm một kênh đầu tư sinh lợi. Và thế là, công chúng ồ ạt gia nhập thị trường chứng khoán. Thị trường chứng khoán trở nên bùng nổ cả về khối lượng lẫn giá trị giao dịch vào những năm 1950 – 1960 mặc dù thị trường này đã có từ nhiều năm trước. Đặc biệt, một loại “người chơi” mới trên thị trường tài chính là nhà đầu tư cá nhân đã tạo những chuyển biến lớn. Sự đa dạng của nhà đầu tư cá nhân tạo những trải nghiệm mới cho nhiều tập đoàn và nó cũng tạo động lực để hình thành bộ phận IR tại các doanh nghiệp bên cạnh các áp lực cạnh tranh về vốn (đọc thêm tại Kỳ 1).

Chỉ số Dow Jones những năm 1930 - 1980

Kỷ nguyên truyền thông đối với ngành IR kéo dài khoảng 30 năm, từ những năm 1945 cho đến những năm 1975 thì chuyển qua thời kỳ mới.

Ngay từ đầu xu hướng tăng trưởng của thị trường chứng khoán, một lượng lớn tiền mới từ gửi tiết kiệm (thời Thế chiến II) chảy qua cổ phiếu. Những nhà đầu tư mới này không phải là những thanh thiếu niên mà là những người đã trải qua giai đoạn khủng hoảng kinh tế và cả thời kỳ đóng cửa ngân hàng năm 1932. Họ theo dõi chặt chẽ số tiền mà họ giao phó cho các quỹ đầu tư hoặc đầu tư trực tiếp trên thị trường chứng khoán.

Trên thực tế, chỉ có một vài cổ đông giàu có là không mấy quan tâm đến quản trị của doanh nghiệp, không tham dự các buổi Đại hội đồng cổ đông thường niên và không bao giờ phàn nàn. Các ông chủ mới thì khá khác nhau. Trước hết, đây là lực lượng cổ đông rất lớn và liên tục gia tăng về số lượng. Họ sở hữu số lượng nhỏ cổ phiếu nhưng ý thức rõ về quyền sở hữu. Tất cả cổ đông mới này liên tục đòi hỏi các thông tin và sự chú ý từ công ty: họ muốn có dòng thông tin ổn định, họ muốn tất cả các chi tiết, họ muốn toàn bộ tin tốt lẫn tin xấu, họ muốn gặp những nhà quản lý cao nhất…

Mặc dù các nhà quản lý cần thiết phải giao tiếp với nhóm cổ đông này nhưng họ lại không coi trọng chuyện này. Họ không muốn chia sẻ quyền điều hành. Huy động vốn còn có những kênh khác như ngân hàng hay công ty bảo hiểm. Vì vậy, dường như cổ đông cá nhân không có bất kỳ quyền lực thực sự nào.

Dần dà, các nhà quản lý cũng bắt đầu cảm thấy mối đe dọa nhất định. Bởi hầu hết cổ phần được nhà đầu tư cá nhân sở hữu trực tiếp, các trung gian tài chính không phát triển tốt trong những năm 1950. Vì vậy, những người đứng đầu công ty đã tìm kiếm phương pháp giao tiếp với nhóm cổ đông này. Họ cung cấp thông tin một chiều từ xa mà không cần phải gặp gỡ trực tiếp nhà đầu tư thông qua báo chí.

Nhưng. Tất cả nỗ lực đó của nhà điều hành vẫn chưa đủ. Cổ đông bỏ tiền ra và có nhu cầu được thảo luận về triển vọng tăng trưởng của công ty thay vì nhận những món quà. Cổ đông quan tâm đến những cuộc họp với CEO hay CFO – những người nắm chiến lược và hoạt động của công ty – thay vì chỉ được đọc qua báo chí.

Hoạt động Quan hệ Nhà đầu tư (Investor Relations – IR) mới lúc này tìm đến những người hiểu về tài chính đồng thời có thể tạo những chiến thuật truyền thông cần thiết. Nhưng những người đáp ứng được điều kiện như vậy chỉ là những ngoại lệ hiếm hoi khó tìm. Bản thân chuyên viên quan hệ công chúng (PR), khi phải gánh thêm chức năng IR, vốn không được đào tạo để kiểm soát thị trường chứng khoán: Tài chính không phải là sức mạnh của họ. Chuyên viên PR không nắm được về phân tích tài chính và kế toán, thường cũng hạn chế các kỹ năng về toán học.

Chuyên viên PR có kỹ năng sử dụng phương tiện truyền thông cũng như cộng đồng môi giới để lan tỏa những câu chuyện về khách hàng một cách tốt nhất để thu hút sự chú ý của nhà đầu tư. Nhưng thị trường vốn không phải là nơi để tiếp thị sản phẩm của công ty. Bên cạnh đó, việc chào hàng trên thị trường tài chính được sử dụng các hình thức bị nhiễm từ PR thời bấy giờ như hình thức quảng bá một nửa sự thật hay không đúng sự thật gia tăng với tốc độ cao. Hậu quả, công chúng tài chính bị mất niềm tin vào các chuyên viên IR.

Cuối cùng, ngành IR dần dần được tách mình khỏi PR. Những năm 1960, IR bắt đầu đề cập đến sự cần thiết phải có tổ chức chuyên nghiệp, từ tên chuyên môn, tiêu chuẩn đạo đức và thực thi. Và đến cuối kỷ nguyên đầu của IR thì hai ngành nghề là IR và PR được tách độc lập hoàn toàn. Dân IR lập hiệp hội riêng cho mình, được gọi là Investor Relations Asociation (IRA) và sau đó đổi tên thành National Investor Relation Institute (NIRI) như ngày nay đang sử dụng.

Và từ những năm 1975, nghề IR chuyển tiếp qua thời kỳ mới: Kỷ nguyên tài chính.

Còn tiếp…(kỳ 3: Kỷ nguyên tài chính của ngành IR)

* Kỳ 1: Nghề IR – Tôi kể người nghe khi xưa ấy

L. Đa

FILI

Vietstock.vn -  Kênh truyền thông tài chính và tiếp thị hiệu quả đến thị trường vốn, thị trường chứng khoán

- Truyền thông tài chính

- Tư vấn quan hệ nhà đầu tư/Tư vấn IR

- Thực hiện chuyên trang IR dành cho website doanh nghiệp niêm yết

Hãy liên hệ với chúng tôi: Phòng kinh doanh Vietstock

H: 0908 16 98 98 | E: kinhdoanh@vietstock.vn | W: http://dichvu.vietstock.vn/

Các tin tức khác

>   Nhịp đập Thị trường 31/07: Bảo hiểm, chứng khoán bứt phá (31/07/2018)

>   Dòng tiền tìm tới cổ phiếu thị giá thấp (30/07/2018)

>   LHG, NT2, PNJ và AAA có gì hấp dẫn? (06/08/2018)

>   Top cổ phiếu đáng chú ý đầu phiên 31/07 (31/07/2018)

>   Việt Nam soán ngôi Singapore trên thị trường chứng khoán? (30/07/2018)

>   Việt Nam ở đâu trong bức tranh thị trường vốn thế giới? (30/07/2018)

>   HNX: Bản công bố thông tin của Tổng công ty Vật liệu xây dựng số 1 - Công ty cổ phần (FIC) (30/07/2018)

>   Đầu tuần 30/07: Đọc gì trước giờ giao dịch? (30/07/2018)

>   Vietstock Weekly 30/07-03/08/2018: Large Cap sẽ hút tiền vào thị trường? (29/07/2018)

>   Góc nhìn tuần 23-27/07: Tích lũy tạo nền (29/07/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật