Thứ Ba, 14/08/2018 15:19

Nhịp đập Thị trường 14/08: Trở về nơi bắt đầu

Giao dịch về cuối phiên chiều khá kịch tính khi các chỉ số thị trường liên tục giằng co mạnh.

VN-Index kết phiên giao dịch tăng 0.23 điểm tương đương 0.02% nằm ở mức 978.27 điểm. HNX-Index giảm 0.61% xuống mức 978.27 điểm.

Độ rộng toàn thị trường nghiêng nhẹ về bên bán với 210 mã tăng điểm và 223 mã giảm điểm. Nhìn chung, bên bán chiếm ưu thế trong phần lớn thời gian giao dịch.

Ngành nông – lâm – ngư giảm mạnh nhất thị trường với mức giảm 1.91%. Các cổ phiếu đầu ngành như HAG, HNG… đều sụt mạnh.

Tuy nhiên, sự chú ý của giới đầu tư chủ yếu tập trung vào ngành giảm mạnh thứ hai là ngân hàng. Đây là ngành có nhiều mã vốn hóa lớn, thanh khoản cao và mang tính dẫn dắt. Sự đi xuống của CTG, VCB, MBB, SHB… đã khiến ngành này đi xuống.

Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội để mua vào những mã cổ phiếu tốt ở mức giá hấp dẫn. Giá VPB duy trì ổn định trong vùng 25,000-27,000.

Biến động của VPB trong vòng 8 tháng qua

Bất ngờ lớn nhất là nhóm bán lẻ biến động khá tích cực. Các cổ phiếu lớn trong ngành như MWG, FPT… đều tăng tốt.

Riêng MWG thì giá chuẩn bị test đỉnh cũ tháng 06/2018 nên dự kiến sẽ có rung lắc trong thời gian tới.

14h: Bên bán vẫn chiếm ưu thế dù thị trường tăng điểm

Các chỉ số thị trường đã chuyển sắc xanh nhưng số lượng mã giảm vẫn nhiều hơn so với số lượng mã tăng điểm.

Độ rộng thị trường vẫn còn nghiêng về bên bán với 189 mã tăng và 237 mã giảm.

Ngành nông – lâm – ngư lao dốc mạnh nhất thị trường. Sự đi xuống của các mã HAG, HNG, CTP đã khiến cho ngành này chuyển từ tăng trưởng sang điều chỉnh ngắn hạn.

Vùng 7,500-8,500 được đánh giá là kháng cự rất mạnh nên HAG sẽ khó có thể vượt qua được trong ngắn hạn. 

Ngành thực phẩm - đồ uống tăng mạnh nhờ vào sự bứt phá của VNMMSN. Ngành này hiện đang lấy lại đà tăng sau nhiều tuần giảm giá.

Phiên sáng: Sắc đỏ lan dần

Các mã cổ phiếu thuộc nhóm ngân hàng, chứng khoán, tiện ích… lao dốc khiến thị trường đỏ điểm.

Kết phiên sáng, VN-Index đạt mức 975.1 điểm, giảm 0.3%; HNX-Index dừng tại mức 110.22 điểm, tương đương mức giảm 0.22%.

Giao dịch trên cả hai sàn không quá sôi động cho thấy tâm lý nhà đầu tư đang thận trọng. Bên bán chiếm ưu thế với 159 mã tăng và 220 mã giảm.

Về nhóm ngành, sản phẩm cao su là nhóm nổi bật nhất thị trường. DRCSRC đã giúp ngành này quay trở lại đà tăng.

Ngành thực phẩm – đồ uống cũng khá nổi bật với sự tăng trưởng của VNM. Giá VNM hiện đang hướng đến mục tiêu 170,000-175,000.

Nhóm ngân hàng đang giảm khá mạnh. Nếu ngành này vẫn duy trì trạng thái này trong phiên chiều thì thị trường khó hồi phục.

HDB đã đi vào xu hướng tăng ngắn hạn và là một những mã nổi bật nhất trong ngành này. Mục tiêu ngắn hạn là vùng 41,000-43,000.

Biến động của HDB trong vòng 6 tháng qua

10h40: Khó trụ vững

Thị trường chứng khoán Trung Quốc vẫn lao dốc không phanh và điều này khiến thị trường Việt Nam rung lắc khá mạnh.

Độ rộng toàn thị trường khá yếu với 165 mã tăng điểm và 209 mã giảm điểm. Điều này cho thấy bên bán tiếp tục chiếm ưu thế so với bên mua.

Thị trường Trung Quốc tiếp tục lao dốc nên nhà đầu tư ở Việt Nam tỏ ra khá thận trọng trong ngắn hạn.

Nhóm sản phẩm cao su đang dẫn đầu thị trường với sự bứt phá của DRC, SRC. Giá DRC đang chuẩn bị test đỉnh cũ 24,000-25,000 nên dự kiến sẽ có rung lắc.

Biến động của DRC trong vòng 14 tháng qua

Nhóm ngân hàng đang giảm mạnh nhất thị trường chó thấy rủi ro điều chỉnh đang tăng mạnh trên toàn thị trường.

Mở cửa: Các ETF rơi vào trạng thái discount

Mặc dù thị trường vẫn nằm trong kênh tăng ngắn hạn nhưng việc các ETF đang ở trong trạng thái discount là một cảnh báo quan trọng đối với các nhà đầu tư.

Độ rộng thị trường khá yếu vào đầu phiên khi có 126 mã tăng và 118 mã giảm. Điều này cho thấy bên mua đang chiếm ưu thế một chút so với bên bán.

VanEck Vectors Vietnam ETF (VNM ETF) và FTSE Vietnam UCITS ETF (XFVT) đang ở trong trạng thái discount khá lớn nên dự kiến sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường chung trong ngắn hạn.

Ngành thực phẩm – đồ uống nằm trong nhóm tăng trưởng mạnh nhất thị trường. Sự đi lên của VNM đã giúp kéo ngành này đi lên dù SAB và MSN điều chỉnh.

Giá VNM đã xuất hiện mẫu hình Rising Window chứng tỏ tâm lý nhà đầu tư đã tích cực hơn nhiều trong ngắn hạn. Vùng 145,000-155,000 đã hỗ trợ rất hiệu quả cho giá.

Biến động của VNM trong vòng 9 tháng qua

Thế Phong

FILI

Các tin tức khác

>   VN30 Futures 14/08: Cẩn trọng với các nhịp rung lắc trong phiên của VN30-Index (13/08/2018)

>   Vietstock Daily 14/08: Xác lập thành công xu hướng tăng trưởng? (13/08/2018)

>   Nhịp đập Thị trường 13/08: Giằng co mạnh (13/08/2018)

>   VN30 Futures Weekly 13-17/08/2018: Hạn chế thay đổi chiến lược giao dịch (12/08/2018)

>   Vietstock Weekly 13-17/08/2018: Chờ đợi tín hiệu tăng trưởng tin cậy (12/08/2018)

>   Chứng khoán Tuần 06/08-10/08: Xu hướng giằng co chiếm ưu thế (10/08/2018)

>   Nhịp đập Thị trường 10/08: Dầu khí, ngân hàng giúp thị trường đảo chiều (10/08/2018)

>   VN30 Futures 10/08: Trở lại với vùng trading 935-950 điểm của VN30-Index? (09/08/2018)

>   Vietstock Daily 10/08: Dòng tiền đủ sức dẫn dắt thị trường “vượt cản”? (09/08/2018)

>   Nhịp đập thị trường 09/08: Kết thúc bất ngờ (09/08/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật