Thứ Hai, 27/08/2018 10:27

Kiểm toán nội bộ: Làm sao để "tai mắt" phát huy tác dụng?

“Khi chúng tôi quan sát tốc độ tăng trưởng của ngành KTNB trên khắp thế giới, thì cũng chẳng có gì bất thường khi các công ty ở thị trường đang phát triển áp dụng chức năng KTNB một cách chậm rãi hơn. KTNB nên được áp dụng càng sớm càng tốt, nếu không nó sẽ cản bước công ty trên con đường tiến tới thành công”.

Trên đây là quan điểm của ông Richard F. Chamber – Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc toàn cầu IIA – khi đề cập đến tỷ lệ công ty có triển khai kiểm toán nội bộ (KTNB) còn khiêm tốn tại Việt Nam trong buổi chia sẻ chiều muộn ngày 16/08 vừa qua cùng người viết.

Ông Richard F. Chamber - Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc toàn cầu IIA

Thưa ông, đâu là nguyên nhân chính mà nhiều công ty còn thờ ơ với KTNB?

Nguyên nhân lớn nhất ở đây là do nhiều công ty còn khá mới và khá nhỏ, và có lẽ họ chưa có khả năng đánh giá chi phí của bộ phận KTNB. Nhưng họ buộc phải hiểu một điều là chi phí sẽ lớn hơn nếu họ không có chức năng KTNB. Bởi vì khi có bộ phận KTNB mạnh, độc lập và có đủ nguồn lực, công ty sẽ kiểm soát rủi ro tốt hơn và bảo vệ tài sản của các cổ đông tốt hơn.

Tôi nghĩ là họ cần phải hiểu KTNB sẽ đem lại giá trị gì cho công ty và tôi khuyến khích việc nhanh chóng xem xét tới KTNB.

Việc thiết lập bộ phận KTNB làm gia tăng chi phí vận hành công ty, vậy đổi lại công ty sẽ được lợi ích gì, thưa ông?

Công ty nào cũng phải đối mặt với rủi ro, cho dù ở bất kỳ lĩnh vực, loại hình công ty hay ở khu vực nào đi chăng nữa. Và rủi ro là thứ sẽ ngăn cản công ty đạt được thành công, cụ thể nó sẽ tác động tới khả năng tạo lợi nhuận hay khả năng tuân thủ pháp luật và thậm chí là quản lý tài sản của công ty.

Việc có một bộ phận KTNB vững mạnh sẽ giúp công ty những điều sau:

  • Biết được rủi ro mà công ty đang đối mặt là gì, nguồn gốc rủi ro đến từ đâu?
  • Liệu ban quản lý đã xác định đúng rủi ro và đưa ra kế hoạch kiểm soát rủi ro chuẩn xác hay chưa?
  • Cuối cùng là lập ra kế hoạch kiểm soát để ngăn rủi ro gây thiệt hại tới công ty.

Nếu như có một dự luật đòi hỏi công ty tuân thủ theo chính sách nào đó thì sẽ có rủi ro công ty không đáp ứng được yêu cầu và sẽ bị phạt. Trong tình huống này, nhân viên KTNB sẽ đánh giá liệu công ty có xác định rủi ro đó hay chưa, họ có đưa ra biện pháp kiểm soát chúng một cách đúng đắn hay không?

Bộ phận KTNB mạnh sẽ giúp công ty giải quyết vấn đề về rủi ro, xác định rủi ro và mức độ hiệu quả của các biện pháp kiểm soát rủi ro.

Để vận hành chức năng KTNB hiệu quả thì theo ông, doanh nghiệp cần phải chú trọng vào điều gì?

Theo tôi, ban giám đốc và hội đồng quản trị cần phải hiểu, nếu họ muốn thiết lập chức năng KTNB thì các kiểm toán viên cần phải có sự độc lập trong việc báo cáo thông tin tới đúng cấp lãnh đạo trong công ty, cả HĐQT và các quản lý cấp cao. Ngoài ra, họ còn cần phải có đủ nguồn lực để xác định mọi rủi ro có thể gây thiệt hại lớn cho công ty.

Nói tóm lại, để vận hành hiệu quả, nhân viên KTNB nên có sự độc lập khi báo cáo thông tin và thứ hai là cần phải có đủ nguồn lực, đủ người để thực hiện việc kiểm toán.

Ông có thể chia sẻ kinh nghiệm của các nước trên thế giới trong việc tổ chức KTNB và những gợi ý, giải pháp cho các doanh nghiệp Việt Nam?

Hiện nay có một bộ tiêu chuẩn quốc tế về thực hành KTNB. Những tiêu chuẩn này đòi hỏi các nhân viên KTNB phải được phép báo cáo thông tin tới Ban Giám đốc cấp cao và HĐQT hoặc ủy ban kiểm toán. Đây không chỉ là những bài học có giá trị mà còn là những yêu cầu thiết thực.

Thực ra, KTNB có thể được xem là “tai và mắt” của ban lãnh đạo trong một công ty và nhờ đó, HĐQT, ban lãnh đạo có thể biết được những gì đang diễn ra ở công ty mình.

KTNB sẽ đảm bảo rằng công ty được quản lý và kiểm soát tốt.

Theo ông, đâu là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng tới quyết định thành lập bộ phận KTNB ở một công ty?

Theo kinh nghiệm của tôi, yếu tố quan trọng nhất là sự cam kết từ phía HĐQT và ban quản lý công ty, họ muốn đảm bảo về việc giám sát hoạt động của công ty và quan trọng hơn nữa, cả HĐQT và ban quản lý công ty phải thể hiện sự nhất trí rằng chức năng KTNB là cần thiết cho công ty và phải cam kết hỗ trợ bộ phận KTNB.

Nhiều ban quản lý của công ty không muốn ai đó giám sát những việc họ làm. Bộ phận KTNB sẽ bị cuốn theo nhiều chiều hướng khác nhau, nếu như HĐQT muốn giám sát còn ban quản lý thì lại không.

Vì thế, có được sự đồng ý của cả ban quản lý và hội đồng quản trị là điều hết sức hệ trọng trong việc thiết lập bộ phận KTNB ở một công ty.

Theo ông, đâu là những kỳ vọng lớn nhất về KTNB từ các bên liên quan, như Ban Quản lý và Ủy ban Kiểm toán ở Việt Nam nói riêng và trên toàn cầu nói chung?

Các bên liên quan chính thường bao gồm Ban Quản lý, Ủy ban Kiểm toán và Ban Giám đốc. Theo những gì chúng tôi biết, họ đang bàn luận về tầm quan trọng của việc nhân viên KTNB biết và hiểu doanh nghiệp của họ. Nếu nhân viên KTNB chỉ giỏi về mặt kế toán thì điều đó vẫn chưa đủ tốt. Họ còn buộc phải có sự hiểu biết về doanh nghiệp và cũng hiểu được tất cả rủi ro chính mà doanh nghiệp đang đối mặt. Rủi ro công nghệ là gì? Là việc công ty có được bảo vệ tốt trước các cuộc tấn công mạng hay không, và còn nhiều rủi ro khác nữa. Đây là những thứ mà các bên liên quan kỳ vọng nhân viên KTNB phải hiểu và giải quyết được.

Tại Mỹ hay ở những quốc gia khác, liệu có một bộ luật nào quy định về KTNB cho các doanh nghiệp hay không, thưa ông?

Thật sự thì một vài quốc gia có đưa ra luật bắt buộc các công ty phải có bộ phận KTNB, nhưng phần lớn quốc gia đều không có. Chẳng hạn như ở Mỹ, không hề có bộ luật nào yêu cầu các công ty phải có bộ phận KTNB. Thế nhưng, phần lớn những công ty đại chúng trên thế giới đều có chức năng KTNB, không phải là vì luật bắt buộc họ làm thế, mà vì đó là một quyết định thông minh. Bởi vì hội đồng quản trị và ban quản lý biết là họ cần phải có ai đó độc lập giám sát và lắng nghe những gì đang diễn ra trong công ty. Từ đó, HĐQT và Ban Quản lý biết được liệu có rủi ro nào đang tồn tại và chưa được giải quyết.

Trên thế giới, vẫn có một vài quốc gia hay một vài thị trường chứng khoán đòi hỏi phải có chức năng KTNB, chẳng hạn như Sở Giao dịch Chứng khoán New York (NYSE) và Sở Giao dịch Chứng khoán Hồng Kông (HKSE). Họ yêu cầu những doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán phải có bộ phận KTNB. Nhưng điều này không có nghĩa là Mỹ và Hồng Kông có luật về KTNB.

Tuấn Kiệt

FILI

Các tin tức khác

>   Mù mờ nguồn gốc thịt ngoại (21/08/2018)

>   Tín dụng đen chiếm 60% vốn của một số doanh nghiệp vừa và nhỏ (21/08/2018)

>   Được Viettel và Vingroup hỗ trợ, VOV đã có bản quyền truyền hình ASIAD 2018 (21/08/2018)

>   Metro hơn tỷ USD ở Hà Nội dùng công nghệ đào hầm của Italy (21/08/2018)

>   Cuộc giằng co chưa hồi kết của taxi công nghệ và truyền thống (21/08/2018)

>   Các công ty xổ số ở Việt Nam đang làm ăn ra sao? (21/08/2018)

>   TPHCM sáp nhập một loạt ban quản lý (21/08/2018)

>   Đào 'Tôn Ngộ Không' xách tay giá cao gấp 5 lần hàng chợ (21/08/2018)

>   Nhân viên đòi nợ thuê phải mặc đồng phục, đeo thẻ (20/08/2018)

>   Bản quyền truyền hình ASIAD 18: Một đơn vị Việt Nam đang đàm phán tại Indonesia (20/08/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật