Thứ Hai, 06/08/2018 18:20

Góc nhìn 30/07: Giằng co và rung lắc

Trong phiên giao dịch 07/08, VN-Index có thể sẽ giằng co và rung lắc quanh đường MA50 hiện tại 961 điểm.

Giằng co và rung lắc

CTCK Sài Gòn-Hà Nội (SHS): Thị trường giằng co khá quyết liệt trong phiên đầu tuần, mẫu hình doji trên VN-Index phần nào đã nói thay điều đó. Có thể nhận thấy là biên độ dao động các phiên gần đây đang dần trở nên hẹp lại và dòng tiền cũng đang yếu dần đi sau hai tuần liên tiếp gia tăng khá tốt nhờ chất xúc tác là kết quả kinh doanh quý 2 được công bố.

Ngưỡng kháng cự trung hạn MA50 tại 961 điểm vẫn chưa được vượt qua của VN-Index cũng như ngưỡng kháng cự tâm lý 950 điểm của VN30 sẽ tiếp tục là thử thách trong các phiên tiếp theo. Thị trường sẽ cần có phiên xác nhận về mặt điểm số cũng như khối lượng để định hướng xu thế ngắn hạn tiếp theo.

Dự báo, trong phiên giao dịch 07/08, VN-Index có thể sẽ giằng co và rung lắc quanh đường MA50 hiện tại 961 điểm. SHS duy trì khuyến nghị nhà đầu tư ngắn hạn nên duy trì tỷ trọng cổ phiếu ở mức vừa phải trong giai đoạn này và quan sát thị trường để có quyết định hợp lý. Nhà đầu tư trung và dài hạn có thể tiếp tục nắm giữ những cổ phiếu đang có vị thế tốt trong danh mục và triển vọng tăng trưởng tích cực trong tương lai.

Tích lũy và hỗ trợ

CTCK Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSI): Thị trường chứng khoán rung lắc mạnh trong phiên sáng. Chỉ số đã có lúc rơi xuống mức 955.42, mức thấp nhất trong phiên giao dịch 06/08 trước khi quay đầu hồi phục vào gần cuối phiên sáng.

Phiên giao dịch sáng kết thúc với mức chỉ số tăng 2.15 điểm do sự hỗ trợ mạnh từ nhóm cổ phiếu VN30 đặc biệt là nhóm cổ phiếu ngành ngân hàng và dầu khí. Nhóm cổ phiếu VN30 tiếp tục hỗ trợ thị trường vào đầu phiên chiều khiến chỉ số tăng nhẹ lên mức 962.99, mức cao nhất trong phiên giao dịch 06/08.

Tuy nhiên, chỉ số tiếp tục rung lắc mạnh trong phiên chiều do sự hỗ trợ của nhóm VN30 yếu dần. Chỉ số tăng nhẹ 0.63 điểm trong phiên giao dịch 06/08 nhờ lực mua mạnh vào cuối phiên cũng như lực đỡ từ các mã GAS, MSNVCB, thanh khoản giảm nhẹ so với phiên giao dịch cuối tuần trước.

Các biến động trong phiên 06/08 do các lo ngại về yếu tố theo thang chiến tranh thương mại của Trung Quốc cũng như khối ngoại tiếp tục trong xu hướng bán ròng, đặc biệt là VICVNM. Từ sự nỗ lực kéo thị trường từ bên mua với lực mua mạnh, BSI dự báo phiên 07/08 sẽ là một phiên tích lũy và hỗ trợ, dù vậy nhà đầu tư nên theo dõi tình hình kinh tế vĩ mô trong ngoài nước để xem xét mở vị thế giao dịch trong phiên ngày mai.

Vùng kháng cự 970-980 điểm

CTCK Asean (Asean Securities): Phiên giao dịch thứ Hai (06/08), thị trường giao dịch giằng co quanh mốc tham chiếu. Trong đó, nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn và ngân hàng giao dịch phân hóa là nguyên nhân chính gây ra tình trạng này. Ở nhóm cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ, số mã giảm điểm áp đảo số mã tăng điểm.

Kết thúc phiên giao dịch, chỉ số VN-Index tăng 0.63 điểm, đóng cửa ở mức 960.23. Thanh khoản HOSE ở mức khá với gần 230 triệu cổ phiếu, giá trị hơn 5,200 tỷ đồng. Về phía nước ngoài, họ bán ròng hơn 390 tỷ đồng trên HOSE.

Về mặt kỹ thuật, chỉ số VN-Index vượt qua mốc kháng cự tâm lý 960 điểm trong phiên 06/08 là khá tích cực. Tuy nhiên, việc chỉ số vượt thành công ngưỡng kháng cự trung hạn 960.77 tạo bởi đường MA(50) hay chưa thì vẫn cần phải quan sát thêm ở phiên 07/08, khi mà đường MA(50) tiếp tục di chuyển lên phía trên và mức tăng điểm 06/08 là khá khiêm tốn.

Trong kịch bản tích cực, nếu vượt qua được ngưỡng kháng cự trung hạn này thì vùng kháng cự tiếp theo của VN-Index được dự báo ở mức 970-980 điểm (bao gồm MA(20)).

Trong kịch bản tiêu cực, nếu thủng ngưỡng hỗ trợ ngắn hạn 957 điểm, tương ứng MA(5), thì vùng hỗ trợ tiếp theo của VN-Index được dự báo ở mức 940 -950 điểm (bao gồm MA(10) và MA(14)).

Điều chỉnh tích lũy

CTCK Bảo Việt (BVS): Diễn biến trồi sụt trong phiên 06/08 cho thấy áp lực cung đang tăng dần khi chỉ số Vn-Index chạm các vùng kháng cự trên. Tuy vậy, về mặt xu hướng, BVS chưa thấy rủi ro điều chỉnh mạnh đối với chỉ số chung trong ngắn hạn.

VN-Index tăng 0.07% lên 960.23 điểm. Thị trường có diễn biến giằng co đi ngang với các nhịp tăng giảm đan xen quanh mức tham chiếu 960 điểm.

Thanh khoản thị trường đạt 154 triệu cổ phiếu, giảm nhẹ so với phiên trước đó và xấp xỉ mức khối lượng bình quân 21 phiên gần nhất. Độ rộng thị trường nghiêng về phía các mã giảm điểm. Áp lực chốt lời đang có dấu hiệu gia tăng ở các nhóm cổ phiếu đã tăng mạnh trước đó. Dòng tiền nhiều khả năng sẽ có sự luân phiên dịch chuyển để đón đầu ở các nhóm cổ phiếu khác chưa tăng nhiều hoặc đang điều chỉnh tích lũy trong những phiên tới.

Chỉ số đã cho phản ứng hồi phục tăng điểm trở lại tại vùng hỗ trợ 940-945 điểm. Điều này mở ra cơ hội giúp thị trường quay trở lại xu hướng tăng điểm trong tuần tới. Tuy nhiên, trước đó đường giá có thể sẽ có diễn biến dao động tích lũy quanh đường SMA50 trong một vài phiên.

Nếu vượt qua được đường SMA50 tương ứng với quanh 962 điểm, thì chỉ số được kỳ vọng sẽ hướng đến vùng kháng cự mạnh 980-1,000 điểm trong thời gian tới.

Nhà đầu tư nên khống chế tỷ trọng danh mục tổng ở mức tối đa 50% cổ phiếu. Có thể kết hợp thêm một phần các vị thế trading T+ trong các phiên thị trường điều chỉnh. Các hoạt động mua đuổi ở các mức giá cao trong những phiên tăng điểm không được khuyến nghị trong giai đoạn này.

Vùng kháng cự của chỉ số nằm tại quanh quanh 972 điểm và 980-1,000 điểm. Vũng hỗ trợ của chỉ số nằm tại 925-930 điểm và 885-900 điểm.

Nguyên Ngọc

FILI

Các tin tức khác

>   Góc nhìn 06/08-10/08: Điều chỉnh nhẹ đầu tuần, hồi phục lại cuối tuần (05/08/2018)

>   Chứng khoán Tuần 30/07-03/08: VN30-Index lỡ hẹn với đỉnh tháng 07/2018 (03/08/2018)

>   Góc nhìn 03/08: Vận động theo hướng tích lũy? (02/08/2018)

>   Chứng khoán tháng 8 có đủ sức lấy lại mốc 1,000 điểm? (02/08/2018)

>   Góc nhìn 01/08: Rung lắc quanh ngưỡng 960 điểm? (31/07/2018)

>   Góc nhìn 30/07: Giằng co và rung lắc (30/07/2018)

>   Cổ phiếu nào có tiềm năng tăng giá? (30/07/2018)

>   Góc nhìn 27/07: Tìm cơ hội ở cổ phiếu thị giá nhỏ (26/07/2018)

>   Góc nhìn 23/07: Tiếp tục hồi phục? (23/07/2018)

>   Góc nhìn tuần 16-20/07: Tiếp tục hồi phục (22/07/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật