Thứ Sáu, 10/08/2018 07:22

Dầu giảm nhẹ xuống đáy 7 tuần

Các hợp đồng dầu thô tương lai giảm nhẹ trong ngày thứ Năm (09/08), trong bối cảnh nhà đầu tư bớt lo ngại về tình trạng sụt giảm nguồn cung của Iran nhưng lại e ngại về việc Trung Quốc – nền kinh tế lớn thứ 2 trên thế giới và là nhà nhập khẩu dầu lớn – có dấu hiệu cho thấy sự suy yếu về nhu cầu dầu, MarketWatch đưa tin.

Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Năm, hợp đồng dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 9 trên sàn Nymex lùi 13 xu (tương đương 0.2%) xuống 66.81 USD/thùng, mức thấp nhất kể từ ngày 21/06/2018, một ngày sau khi hợp đồng này ghi nhận phiên sụt giảm mạnh nhất kể từ ngày 16/07/2018, dữ liệu từ FactSet cho thấy.

Hợp đồng dầu Brent giao tháng 10 trên sàn Luân Đôn mất 21 xu (tương đương 0.3%) còn 72.07 USD/thùng, mức thấp nhất kể từ ngày 16/07/2018, dữ liệu từ Dow Jones Market Data cho thấy.

Ole Hansen, Giám đốc chiến lược hàng hóa tại Saxo Banks, nhận định: “Ở giai đoạn này, thị trường lo lắng nhiều về xung đột thương mại hơn là sự sụt giảm của nguồn cung dầu tại Iran”.

Hôm thứ Tư (08/08), Trung Quốc đã cảnh báo sẽ đáp trả các hàng rào thuế quan lên 50 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc do Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đề xuất, dự kiến có hiệu lực vào ngày 23/08/2018.

Trong khi đó, dữ liệu nhập khẩu của Trung Quốc thể hiện rõ sự suy giảm liên tục về nhu cầu nhập khẩu nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới và cũng là một trong những quốc gia nhập khẩu dầu thô lớn nhất, qua đó làm dấy lên câu hỏi về khả năng tăng giá của dầu.

Nguồn tin Reuters ghi nhận rằng, kim ngạch nhập khẩu dầu của Trung Quốc giảm trong năm 2018 vì sự suy giảm nhu cầu từ các nhà máy lọc dầu độc lập có quy mô nhỏ hơn của nước này.

Bên cạnh đó, Iran vẫn còn là tâm điểm chú ý của thị trường dầu sau khi Mỹ tái áp đặt các lệnh trừng phạt đối với Iran trong tuần này. Các lệnh trừng phạt mới sẽ không trực tiếp nhắm vào dầu mỏ Iran cho đến tháng 11/2018, mặc dù ông Trump đã kêu gọi nhiều quốc gia cắt giảm kim ngạch nhập khẩu dầu Iran về 0. Tuy nhiên, Bộ trưởng Ngoại giao Iran, Mohammad Javad Zarif, nói với các hãng báo địa phương rằng các lệnh trừng phạt của Mỹ sẽ không làm gián đoạn hoạt động xuất khẩu dầu thô của quốc gia.

Iran là nhà sản xuất lớn thứ 3 của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các lệnh trừng phạt từ phía Mỹ có khả năng loại bỏ khoảng 1 triệu thùng/ngày của Iran ra khỏi thị trường dầu. Được biết, kim ngạch xuất khẩu dầu của Iran là khoảng 2.5 triệu thùng/ngày.

Cũng trong phiên giao dịch ngày thứ Năm, hợp đồng xăng giao tháng 9 lùi 1% xuống 1.999 USD/gallon. Hợp đồng dầu sưởi giao tháng 9 mất 0.2% còn 2.1119 USD/gallon.

Về các hợp đồng khí thiên nhiên tương lai, Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) ghi nhận trong ngày thứ Năm rằng nguồn cung khí thiên nhiên tại Mỹ tăng 46 tỷ feet khối trong tuần kết thúc vào ngày 03/08/2018.

Hợp đồng khí thiên nhiên giao tháng 9 nhích 0.2% lên 2.9550 USD/MMBtu, đánh dấu 6 phiên tăng liên tiếp và là chuỗi leo dốc dài nhất kể từ ngày 10/11/2017.

An Trần

Fili

Các tin tức khác

>   Vì sao Trung Quốc loại bỏ dầu thô Mỹ ra khỏi danh sách hàng hóa bị áp thuế? (09/08/2018)

>   Dầu lao dốc hơn 3% sau báo cáo ảm đạm từ EIA (09/08/2018)

>   Dầu lên cao nhất trong hơn 1 tuần (08/08/2018)

>   Giá xăng giữ ổn định, dầu tăng giá (07/08/2018)

>   Các lệnh trừng phạt lên Iran có thể đẩy giá dầu vượt ngưỡng 90 USD vào cuối năm 2018 (07/08/2018)

>   Chật vật tiêu thụ xăng E5 (07/08/2018)

>   Dầu khởi sắc sau động thái của chính quyền Mỹ (07/08/2018)

>   Giá dầu có thể vượt ngưỡng 90 USD/thùng vì cú sốc cung ở Iran? (04/08/2018)

>   Dầu ghi nhận tuần sụt giảm thứ 4 trong 5 tuần qua (04/08/2018)

>   Dầu đảo chiều sau 2 phiên giảm liên tiếp (03/08/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật