Thứ Hai, 20/08/2018 08:02

Chuyên gia nói gì về chứng khoán trong tháng Ngâu?

Ngay sau mùa báo cáo tài chính quý 2, thị trường bước vào giao dịch tháng Ngâu (tháng Bảy âm lịch) – vốn không mấy tốt tiếng. Liệu điều này có ảnh hưởng gì tới thị trường chứng khoán Việt Nam?

Tháng Ngâu không phải là yếu tố rủi ro

Trao đổi về thị trường trong tháng Ngâu, ông Nguyễn Xuân Bình - Phó Giám đốc Khối Phân tích & Tư vấn đầu tư của CTCK Bảo Việt (BVS) cho biết thời gian này chắc chắn sẽ có những tác động nhất định tới thị trường. Nhưng mức độ tác động tương đối nhẹ. Nhìn lại những năm trước, tác động từ việc này cũng không quá rõ nét, ví dụ như năm 2017.

Trong xu hướng thị trường đi ngang và điều chỉnh, tháng Ngâu sẽ có tác động rõ nét hơn tới thị trường. Theo đó, tùy theo từng năm mà tháng Ngâu sẽ có những tác động cụ thể tới thị trường. Về tâm lý nhà đầu tư, ông Bình cho rằng nhà đầu tư sẽ có động thái giao dịch thận trọng hơn.

Ông Võ Văn Cường – Giám đốc Nghiên cứu của CTCK KB Việt Nam (KBSV) cũng cho rằng tháng Ngâu sẽ không có tác động đáng kể tới thị trường, cho dù các yếu tố bên ngoài vô tình diễn ra vào tháng này. Nhìn lại các năm trước, thị trường đều có diễn biến tích cực trong thời gian này. Mặt khác, ông Cường chỉ ra rằng tâm lý của nhà đầu tư đang khá tích cực, kéo thanh khoản tăng lên.

Ông Cường cũng nhận định rằng thị trường hiện nay vẫn đang ổn định nhờ yếu tố vĩ mô trong nước, kết quả kinh doanh quý 2 tích cực và dòng tiền quay trở lại. Mặc dù có nhiều yếu tố không tốt đến từ bên ngoài, thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn chưa chịu ảnh hưởng nhiều từ các yếu tố này. Tuy nhiên, cuộc chiến tranh thương mại vẫn là một trong những nhân tố tiềm ẩn rủi ro lớn đối với thị trường chứng khoán.

Nói về yếu tố rủi ro, ông Bình cho rằng thị trường trong giai đoạn này tiếp tục chịu rủi ro tới từ các yếu tố ngoại lai. Cụ thể, diễn biến từ cuộc chiến tranh thương mại sẽ có nguy cơ tác động tới chính sách tỷ giá của Việt Nam hay chính sách lãi suất của các ngân hàng trung ương lớn trên thế giới sẽ khiến dòng tiền bị rút khỏi thị trường Việt Nam.

Theo ông Bình, mặc dù khủng hoảng ở Thổ Nhĩ Kỳ vẫn đang diễn ra nhưng thị trường vẫn chưa chịu tác động trong ngắn hạn. Nhưng khi nhìn rộng ra, cuộc khủng hoảng này nhiều khả năng sẽ có tác động tiêu cực trong dài hạn khi khối ngoại quay ra bán ròng nếu cuộc khủng hoảng không có diễn biến tích cực hơn. Mặt khác, ông Bình cho rằng Thổ Nhĩ Kỳ khó sớm thoát khỏi khủng hoảng được vì nguyên nhân cuộc khủng hoảng này đến từ các vấn đề đã có từ lâu của nền kinh tế nước này.

Cùng chung nhận xét, ông Cường cho rằng cần theo dõi sát biến động tỷ giá của đồng Lira. Nếu đồng Lira tiếp tục mất giá sẽ có tác động tới các đồng tiền khác, khiến khủng hoảng leo thang. Lúc này, diễn biến từ khủng hoảng của Thổ Nhĩ Kỳ sẽ có tác động tiêu cực tới thị trường.

Động lực nào cho thị trường sau mùa báo cáo tài chính quý 2?

Theo ông Bình, mùa báo cáo tài chính quý 2 vừa qua đã thể hiện tác động tích cực trong ngắn hạn. Tuy nhiên, những thông tin này sẽ không tạo động lực nâng đỡ thị trường trong dài hạn. Trong dài hạn, nhóm dầu khí có triển vọng sẽ là nhóm tạo động lực cho thị trường với khả năng thu hút dòng tiền nhờ tình hình giá dầu tiếp tục trụ vững trong thời gian qua. Bên cạnh đó, ông Bình kỳ vọng một số cổ phiếu thuộc nhóm công nghệ thông tin, dược phẩm và điện cũng sẽ tạo động lực cho thị trường với nền tảng kinh doanh vững chắc.

Đối với nhóm tài chính – ngân hàng, ông Bình nhận định bức tranh tăng trưởng trong năm 2016-2017 của nhóm này đã được phản ánh hết vào giá cổ phiếu trong năm 2018. Theo đó, động lực tăng trưởng của nhóm này cũng đã vơi dần. Thời gian tới, khả năng cao nhóm này cũng sẽ chỉ giữ nhịp với mức tăng thoải và phân hóa trong nhóm. Song, ông Bình cũng đưa ra một điểm sáng cho nhóm ngân hàng là kỳ vọng về việc mở room và tăng vốn của một số ngân hàng để thỏa mãn tiêu chuẩn Basel II. Tuy nhiên, việc dự đoán thời điểm mở room khá khó khăn và mức tăng trưởng từ đợt này cũng sẽ không bùng nổ như thời gian qua.

Sau mùa báo cáo tài chính quý 2, ông Cường nhận xét kết quả kinh doanh trong hai quý cuối năm khó có khả năng tăng trưởng như hồi đầu năm nay. Giá dầu tăng sẽ làm ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh của nhiều nhóm ngành. Nhóm ngành ngân hàng sẽ khó duy trì tốc độ tăng trưởng như trước đó. Theo ông Cường, sẽ khó nhận định được nhóm ngành sẽ thay thế nhóm ngân hàng dẫn dắt thị trường khi một số nhóm ngành mà ông nhận định sẽ tăng trưởng tốt trong thời gian tới như tiện ích, vật liệu xây dựng có vốn hóa nhỏ, khó tác động mạnh tới thị trường.

Yến Chi

FILI

Các tin tức khác

>   Góc nhìn 17/08: Nhiều dấu hiệu tích cực (16/08/2018)

>   Góc nhìn 16/08: Hồi phục trở lại? (15/08/2018)

>   Vietstock Daily 16/08: Vượt qua sức ép T+3? (15/08/2018)

>   Góc nhìn tuần 06-10/08: Nối dài đà tăng? (12/08/2018)

>   Góc nhìn 10/08: Sẽ hồi phục? (09/08/2018)

>   Góc nhìn 08/08: Hồi phục (07/08/2018)

>   Góc nhìn 30/07: Giằng co và rung lắc (06/08/2018)

>   Góc nhìn 06/08-10/08: Điều chỉnh nhẹ đầu tuần, hồi phục lại cuối tuần (05/08/2018)

>   Chứng khoán Tuần 30/07-03/08: VN30-Index lỡ hẹn với đỉnh tháng 07/2018 (03/08/2018)

>   Góc nhìn 03/08: Vận động theo hướng tích lũy? (02/08/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật