Thứ Năm, 19/07/2018 07:07

Vàng thế giới đảo chiều tăng nhẹ, đứt mạch 3 phiên giảm liền

Các hợp đồng vàng tương lai quay đầu tăng nhẹ trong ngày thứ Tư (18/07), chấm dứt chuỗi 3 phiên giảm giá liên tiếp, khi chỉ số đồng USD rút khỏi đáy trong phiên, qua đó giúp kim loại quý không phải khép phiên trong khu vực điều chỉnh, MarketWatch đưa tin.

Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Tư, hợp đồng vàng giao tháng 8 nhích 60 xu (tương đương gần 0.1%) lên 1,227.90 USD/oz. Vàng đã lao dốc 9.9% kể từ mức cao 1,362.90 USD/oz đã xác lập vào ngày 15/01/2018, đặt kim loại quý gần khu vực điều chỉnh, vốn thường giảm ít nhất 10% so với mức đỉnh.

Theo CNBC, cũng trong ngày thứ Tư, hợp đồng vàng giao ngay cộng 0.02% lên 1,227.32 USD/oz.

Mức đóng cửa vào khoảng 1,226 USD/oz sẽ đánh dấu vàng bước vào khu vực điều chỉnh, và cũng là lần điều chỉnh đầu tiên của vàng kể từ cuối năm 2016, dữ liệu từ WSJ Market Group cho thấy.

Vàng sụt giảm phần lớn là do đồng USD tăng mạnh, qua đó gây sức ép lên các hàng hóa được neo giá theo đồng bạc xanh, như vàng. Vào ngày thứ Tư, chỉ số đồng USD (ICE U.S. Dollar Index) – thước đo diễn biến của đồng USD so với 6 đồng tiền chủ chốt khác – nhích 0.1% lên 95.09, nhưng gần với mức thấp nhất trong phiên là 94.96. Chỉ số này đã vọt 3.2% từ đầu năm đến nay, trong khi vàng sụt hơn 6% trong khoảng thời gian này.

Trong khi đó, những nhận định của Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), Jerome Powell, trong phiên điều trần trước Quốc hội cho thấy khả năng vàng có thể giảm mạnh hơn nữa. Ông Powell đã chỉ ra lộ trình nâng lãi suất ổn định của Fed với ít nhất 2 lần nâng lãi suất nữa trong năm 2018. Điều này có thể nhấc bổng đồng USD và làm tăng lợi suất của các tài sản có thu nhập cố định như trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 10 năm.

Lãi suất tăng cao có thể làm giảm tính hấp dẫn của vàng, vì kim loại quý không đem lại lợi suất, nới rộng đà sụt giảm vốn đã được củng cố do đồng USD mạnh hơn.

Fawad Razaqzada, Chuyên gia phân tích kỹ thuật tại Forex.com, nhận định xung đột hiện nay giữa Mỹ và các đối tác thương mại Trung Quốc, Bắc Mỹ và châu Âu thực sự là một yếu tố tác động tiêu cực đến vàng vì điều này có nghĩa là làm tăng chi phí nhập khẩu, vốn có thể khiến áp lực lạm phát gia tăng. Lạm phát gia tăng có thể buộc Fed phải nâng lãi suất nhanh hơn.

Ngoài ra, giá vàng cũng không phản ứng nhiều trong phiên giao dịch điện tử chiều ngày thứ Tư sau khi Fed công bố Báo cáo về các điều kiện kinh tế Mỹ (Beige Book). Trong đó, báo cáo này cho thấy đà tăng trưởng nhanh chóng của nền kinh tế Mỹ đang không thể phát triển nhanh hơn nữa.

Trong số các kim loại trên sàn Comex, hợp đồng bạc giao tháng 9 lùi 0.3% xuống 15.574 USD/oz. Hợp đồng bạch kim giao tháng 10 mất 0.3% còn 817.80 USD/oz. Hợp đồng paladi giao tháng 9 giảm 0.8% xuống 901.80 USD/oz.

Trong khi đó, hợp đồng đồng giao tháng 9 tiến 0.5% lên 2.76 USD/lb.

Cũng trong phiên giao dịch ngày thứ Tư, chứng chỉ quỹ SPDR Gold Trust gần như đi ngang và sụt 5.9% từ đầu năm đến nay.

Diễn biến giá vàng giao ngay 3 phiên vừa qua

Nguồn: Kitco

Diễn biến giá vàng giao ngay trên sàn New York

Nguồn: Kitco

An Trần

Fili

Các tin tức khác

>   Giá vàng trong nước giảm mạnh tới 150.000 đồng theo đà thế giới (18/07/2018)

>   Vàng thế giới xuống đáy 1 năm trong 3 phiên liên tiếp (18/07/2018)

>   Giá vàng miếng, USD cùng chững (17/07/2018)

>   Vàng thế giới giảm 2 phiên liền (17/07/2018)

>   Giá vàng tăng nhẹ đầu tuần (16/07/2018)

>   "Đô - vàng kéo co" (16/07/2018)

>   Giá vàng SJC tăng ngược chiều thế giới (14/07/2018)

>   Giảm 4 tuần trong 5 tuần, vàng thế giới xuống đáy gần 1 năm (14/07/2018)

>   Vàng thế giới khởi sắc sau khi giảm 2 phiên liền (13/07/2018)

>   Giá vàng thế giới lao dốc, giá USD và ngân hàng chững (12/07/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật