Thứ Ba, 24/07/2018 14:46

Thủ tướng: Xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân cố tình gian lận thương mại

Thủ tướng cho rằng để cải thiện môi trường kinh doanh và tự do thương mại, cần phải xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân cố tình gian lận thương mại, kể cả lĩnh vực an toàn thực phẩm.

Chỉ đạo tại Hội nghị Thúc đẩy cơ chế một cửa quốc gia, một cửa ASEAN và tạo thuận lợi thương mại diễn ra sáng nay (24/7), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu các bộ, ban ngành đặc biệt đẩy mạnh thực hiện cải thiện môi trường kinh doanh và tự do thương mại, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Quan tâm tới những ý kiến thẳng thắn của địa phương, doanh nghiệp

Thủ tướng cho rằng vấn đề quan trọng cần phải thực hiện trong thời gian tới chính là thúc đẩy cơ chế một cửa quốc gia, cơ chế một cửa ASEAN.

"Mục đích của chúng ta là tiếp tục tạo điều kiện môi trường kinh doanh tốt nhất cho mọi thành phần kinh tế của đất nước, kể cả doanh nghiệp tư nhân, FDI, hay doanh nghiệp Việt... Với mục tiêu nằm trong nhóm đứng đầu ASEAN và hướng tới môi trường kinh doanh thuận lợi, minh bạch", người đứng đầu Chính phủ nói.

Theo ông, các bộ, địa phương phải làm tốt hơn những gì đã thực hiện được, đặc biệt phải quan tâm tới những ý kiến đóng góp thẳng thắn của các địa phương, cơ quan, doanh nghiệp trong việc thảo luận lấy ý kiến.

Người đứng đầu Chính phủ cũng khẳng định cần có một Nghị định được soạn thảo về lĩnh vực này và lấy ý kiến rộng rã người dân. Đi kèm với đó là chương trình hành động cụ thể sẽ được ban hành, các văn bản quy phạm pháp luật để tất cả các ngành, địa phương thực hiện nghiêm túc, khắc phục những yếu kém còn tồn tại.

Thủ tướng tham dự và chủ trì Hội nghị trực tuyến về "Thúc đẩy cơ chế một cửa quốc gia, cơ chế một cửa ASEAN và tạo thuận lợi thương mại”. Ảnh: VGP/Quang Hiếu.

Ông chỉ đạo Bộ Tài chính sớm trình nghị định hành động, khắc phục những vướng mắc, tồn tại trong việc cải thiện môi trường kinh doanh. Các cơ quan liên quan cũng phải đề xuất những giải pháp đột phá hơn, hiệu quả hơn đặc biệt công tác kiểm tra chuyên ngành trong việc xuất nhập khẩu. Từ đó, tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy xuất nhập khẩu quốc tế, khu vực và tăng trưởng kinh tế.

"Tạo điều kiện thuận lợi thương mại tự do và thương mại nói chung nhưng phải kiểm soát chống gian lận, buôn lậu và bảo vệ sức khỏe người dân, kể cả lĩnh vực an toàn thực phẩm", Thủ tướng khẳng định.

Theo đó, lãnh đạo Chính phủ chỉ đạo xử lý nghiêm những tổ chức, cá nhân vi phạm về an toàn thực phẩm và gian lận thương mại trong quá trình phát triển tự do thương mại và cải thiện môi trường kinh doanh.

Không ôm giữ những điều kiện không cần thiết

Tại hội nghị, Thủ tướng cũng biểu dương các bộ, ngành đã có nhiều cố gắng trong thời gian qua trong việc triển khai cơ chế một cửa quốc gia như Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan, Bộ Công Thương, Giao thông Vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Y tế.

Tuy nhiên, ông cũng chỉ ra những điểm còn chậm triển khai khi với có 53/280 thủ tục được áp dụng cơ chế này. Một số đơn vị vẫn chưa chú trọng áp dụng công nghệ, kiểm tra chuyên ngành vẫn là vấn đề rất lớn. Một số đơn vị chưa làm rõ khái niệm nội hàm, tiêu chuẩn, quy chuẩn để thực hiện kiểm tra chuyên ngành tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại.

Người đứng đầu Chính phủ khẳng định, Việt Nam đang phát triển tốt trên nhiều phương diện, tăng trưởng kinh tế vĩ mô ổn định, tỷ giá, lãi suất và lạm phát đều thấp và kỳ vọng năm nay phấn đầu hoàn thành toàn diện, vượt các nhiệm vụ kinh tế xã hội được giao phó.

Trong đó, ông yêu cầu cần chú trọng việc đổi mới, cải cách toàn diện trong các khâu nhằm tiết kiệm thời gian sản xuất, năng suất lao động, giảm chi phí cho các loại hình doanh nghiệp, mang lại quyền lợi tốt hơn cho doanh nghiệp và người dân.

Chỉ đạo Bộ Tài chính ngay sau Hội nghị phải trình kế hoạch hành động thúc đẩy cơ chế một cửa quốc gia, ASEAN để Thủ tướng phê duyệt và ban hành ngay trong tháng 8 tới.

Phấn đấu giảm tỷ lệ hàng phải kiểm tra chuyên ngành xuống dưới 15% nhưng vẫn đảm bảo những quy định về quản lý Nhà nước. Rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa 50% danh mục hàng hóa, sản phẩm thủ tục kiểm tra chuyên ngành. Chấm dứt tình trạng có danh mục hàng hóa kiểm tra mà không có đơn vị thực hiện.

Thủ tướng cũng yêu cầu các bộ, ngành cắt giảm tối đa những hoạt động kiểm không cần thiết kiểm tra trước thông qua. Chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm, trên cơ sở áp dụng kiểm soát rủi ro. Đồng thời, phải minh bạch công khai tiêu chí kiểm tra, tiêu chuẩn đánh giá, xã hội hóa hoạt động kiểm tra chuyên ngành với sự tham gia của doanh nghiệp.

"Số bộ cắt giảm trên 50% điều kiện kinh doanh còn quá ít, phải thức đẩy mạnh mẽ hơn, không ôm giữ những điều kiện không cần thiết", Thủ tướng khẳng định.

Ngoài ra, người đứng đầu chính phủ cũng yêu cầu Bộ Tài chính định kỳ 6 tháng một lầ phải cáo báo cáo Ủy ban 1899 thực hiện cơ chế một cửa này để lời nói và hành động đi liền với nhau tạo thuận lợi cho thương mại. 

Quang Thắng

ZING.VN

Các tin tức khác

>   Kho tiền của người tổ chức mạng lưới đánh bạc chục nghìn tỷ đồng (24/07/2018)

>   Bí thư Đà Nẵng nói gì về phiên tòa xét xử Vũ "nhôm"? (24/07/2018)

>   Việt Nam nhập gần 140.000 tấn thịt trong nửa đầu năm 2018 (24/07/2018)

>   Quy mô của Con Cưng ra sao trước khi dính khủng hoảng? (24/07/2018)

>   Kết luận nhiều sai phạm tại các cửa hàng của Con Cưng (24/07/2018)

>   Út 'trọc' đã mạo nhận và trốn thuế như thế nào? (24/07/2018)

>   Cơ hội tăng trưởng cho doanh nghiệp thực phẩm (24/07/2018)

>   Khói đen cuồn cuộn từ Nhiệt điện Vĩnh Tân I, đoàn kiểm tra môi trường được thành lập (23/07/2018)

>   Đề xuất đẩy nhanh dự án ga trung chuyển hàng không Trống Đồng (23/07/2018)

>   Hai cựu Chủ tịch Đà Nẵng bị đề nghị phong tỏa tài sản (23/07/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật