Thứ Sáu, 13/07/2018 08:49

Phía sau chênh lệch tăng trưởng huy động và tín dụng tiếp tục mở rộng

Tăng trưởng huy động vốn tiếp tục có tốc độ nhanh hơn so với tín dụng cho thấy chênh lệch giữa lượng tiền gửi vào ngân hàng và dư nợ cho vay được kéo giãn ra. Đâu là các yếu tố dẫn đến hiện tượng này và liệu sắp tới sẽ như thế nào?

Chênh lệch từ âm sang dương

Theo số liệu từ Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, tăng trưởng huy động vốn đến cuối tháng 6 là 8%, cao hơn nhiều so với cùng kỳ 2017 là 6.8%. Ở đầu ra, tăng trưởng tín dụng so đầu năm đạt 6.5%, chậm hơn nhiều so với mức tăng trưởng đến 8.7% của cùng kỳ năm 2017. Theo đó, chênh lệch giữa tăng trưởng huy động vốn và tín dụng đã được mở rộng ra lên 1.5%.

Cần biết là trước đó theo số liệu công bố của Tổng cục Thống kê thì tăng trưởng huy động vốn đến 20/06 là 7.8%, còn tín dụng là 6.35%, theo đó chênh lệch chỉ ở mức 1.43%. Như vậy, chỉ trong vòng 10 ngày cuối tháng huy động vốn đã kịp tăng thêm 0.22% trong khi tín dụng chỉ tăng thêm 0.15% và hệ quả là chênh lệch đã tăng thêm.

Nếu so với thời điểm cuối tháng 4, tăng trưởng huy động vốn chỉ mới đạt 3.5%, thấp hơn so với con số tăng trưởng tín dụng 4.3%, thì có thể thấy trong tháng 5 và tháng 6 sau đó huy động vốn đã tăng mạnh hơn rất nhiều so với tín dụng, giúp chênh lệch tăng trưởng giữa 2 chỉ tiêu này chuyển từ mức âm 0.8% sang dương trở lại.

Vì sao huy động vốn tăng mạnh?

Để lý giải diễn biến lượng tiền gửi chảy vào ngân hàng mạnh mẽ trong 2 tháng cuối quý 2 thì có nhiều nguyên nhân, ngoài yếu tố như các ngân hàng đã tích cực triển khai các chương trình khuyến mãi cho mùa hè nên đã thu hút khách hàng gửi tiền, hay lượng thanh khoản tiền đồng dồi dào được bơm vào hệ thống thông qua kênh mua ngoại tệ của NHNN cũng giúp tiền gửi tại ngân hàng có điều kiện tăng mạnh, nhất là khi dòng vốn từ ngoại tệ vàng vẫn có thể tiếp tục dịch chuyển sang VNĐ để gửi ngân hàng.

Ngoài ra, lượng tiền gửi của kho bạc tại các ngân hàng cũng tăng lên sau khi thoái vốn thành công tại một số doanh nghiệp Nhà nước, cũng như do vốn đầu tư công giải ngân chậm. Theo một chia sẻ vào giữa tháng 6 của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ thì số dư tài khoản của ngân sách và kho bạc trên hệ thống NHNN trước đây chỉ có khoảng 50 tỷ nhưng đã tăng lên 90 tỷ và gần đây nhất đã tăng lên được 150,000 tỷ đồng.

Thị trường bất động sản chững lại với các cơn sốt đất tạm lắng xuống, thậm chí có dấu hiệu chốt lời và giảm giá tại một số địa bàn cũng thúc đẩy dòng tiền từ kênh bất động sản quay trở lại với hệ thống ngân hàng. Đặc biệt với thị trường chứng khoán liên tiếp điều chỉnh giảm mạnh kể từ cuối tháng 4 cho đến nay, cùng với rủi ro ngày càng tăng lên thì dòng tiền rút ra khỏi chứng khoán cũng có thể chọn ngân hàng như là một kênh trú ẩn an toàn.

Ngoài ra, việc một số ngân hàng trong 6 tháng đầu năm nay phát hành các chứng chỉ tiền gửi với lãi suất hấp dẫn cũng đã thu hút nhiều khách hàng tham gia. Trong hơn 2 năm trở lại đây, giải pháp phát hành giấy tờ có giá để tăng cường vốn đã được nhiều ngân hàng tích cực sử dụng, đặc biệt là trong bối cảnh mặt bằng lãi suất ổn định ở mức thấp và nhu cầu huy động vốn trung dài hạn của các ngân hàng tăng cao để đáp ứng cho tín dụng trung dài hạn và các chỉ tiêu an toàn theo quy định.

Tín dụng chậm lại là tất yếu?

Ngược lại, ở chiều vốn ra thì tốc độ tăng trưởng có dấu hiệu chậm lại. Cụ thể, nếu như tín dụng tháng 5 tăng thêm so với tháng 4 là 1.5% thì đến tháng 6 chỉ còn tăng thêm 0.7% so với tháng trước đó, tốc độ giảm hơn 2 lần. Đây là diễn biến trái với mọi năm khi tín dụng tháng 6 thường tăng rất mạnh do là thời điểm các ngân hàng chốt báo cáo kết quả kinh doanh bán niên nên cần làm đẹp các con số, cũng như đến từ việc lực lượng phát triển kinh doanh chạy chỉ tiêu để hoàn thành KPI của 6 tháng đầu năm.

Dường như các chính sách kiểm soát chặt chẽ tín dụng của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã phần nào phát huy tác dụng. Kể từ đầu năm đến nay, NHNN liên tiếp có các công văn chỉ đạo các ngân hàng phải kiểm soát chặt chẽ vốn vào bất động sản, chứng khoán, các dự án BOT và thậm chí cần phải cẩn trọng với cho vay tiêu dùng, nhất là khi chất lượng cho vay tại lĩnh vực này có dấu hiệu ngày càng sụt giảm, cộng thêm những lùm xùm về hoạt động của các công ty tài chính cho vay tiêu dùng trực thuộc các ngân hàng khiến nhiều khách hàng bức xúc.

Ngoài ra, với tăng trưởng kinh tế năm nay có khả năng đạt mục tiêu đề ra sau con số GDP quý 1 cũng như 6 tháng khả quan, thì chính sách tiền tệ sẽ không còn chịu nhiều sức ép phải nới lỏng để hỗ trợ tăng trưởng. Theo đó mục tiêu tăng trưởng tín dụng sẽ không nới rộng ra như năm 2017, vì vậy các ngân hàng cũng khó có thể được “thả ga” phát triển tín dụng và rồi được điều chỉnh tăng hạn mức tăng trưởng tín dụng trong năm như trước đây.

Thậm chí trong chia sẻ của một lãnh đạo NHNN gần đây, thì NHNN năm nay sẽ tiếp tục kiểm soát chặt chẽ tốc độ tăng trưởng tín dụng, theo đó tăng trưởng tín dụng năm nay có thể sẽ tăng thấp hơn mức dự kiến ban đầu là 17%. Vì vậy, nếu tăng trưởng tín dụng năm nay chỉ đạt con số 13-14% thì cũng không có gì là bất ngờ, nhất là khi 6 tháng đầu năm nay đã đạt 50% con số nói trên.

Với các dấu hiệu bất ổn ngày càng hiện hữu như lạm phát tăng cao, tỷ giá nổi sóng thì càng có thể thúc đẩy NHNN sớm thắt chặt chính sách trở lại, do đó tín dụng càng khó có thể tăng trưởng mạnh như giai đoạn trước đây. Trong Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6/2018 vừa được ban hành, Chính phủ cũng đặt ra yêu cầu phải bảo đảm giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô và kiểm soát lạm phát, cũng như ổn định thị trường ngoại hối là các ưu tiên hàng đầu.

Nếu so với thời điểm cuối tháng 4, tăng trưởng huy động vốn chỉ mới đạt 3.5%, thấp hơn so với con số tăng trưởng tín dụng 4.3%, thì có thể thấy trong tháng 5 và tháng 6 sau đó huy động vốn đã tăng mạnh hơn rất nhiều so với tín dụng, giúp chênh lệch tăng trưởng giữa 2 chỉ tiêu này chuyển từ mức âm 0.8% sang dương trở lại.

Phan Thụy

fili

Các tin tức khác

>   Cục Quản lý cạnh tranh yêu cầu các ngân hàng báo cáo việc đồng loạt tăng phí rút tiền qua ATM (12/07/2018)

>   Giảm ngay 25% tại Shopee với thẻ PVcomBank Mastercard (12/07/2018)

>   Toàn cảnh kết quả hoạt động của các ngân hàng niêm yết nửa đầu năm 2018 (23/08/2018)

>   Vốn hóa thị trường chứng khoán đạt 71% GDP (02/01/2019)

>   Các NHTW châu Á phản ứng không đồng nhất trước áp lực (12/07/2018)

>   Tính đến 30/06, tín dụng chính sách xã hội tăng 7.8% (12/07/2018)

>   Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước xây dựng kịch bản điều hành tỷ giá (12/07/2018)

>   Điều chỉnh chính sách tỷ giá nhằm tận dụng hai thị trường Mỹ-Trung (11/07/2018)

>   Ngân hàng 'khát' lao động (11/07/2018)

>   Ngân hàng Nhà nước cung ứng ròng gần 210 nghìn tỷ đồng (11/07/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật