Thứ Ba, 24/07/2018 15:42

Nhịp đập Thị trường 24/07: Sắc đỏ vẫn lấn át

Giao dịch về cuối phiên chiều khá kịch tính khi các chỉ số thị trường liên tục rung lắc mạnh. Tuy nhiên, sắc đỏ vẫn lấn át khi mà các ngành vật liệu xây dựng, chứng khoán, bán buôn... đều biến động tiêu cực.

VN-Index kết phiên giao dịch giảm 2.66 điểm tương đương 0.28% xuống mức 934.08 điểm. HNX-Index giảm 0.71% xuống mức 105.55 điểm.

Độ rộng toàn thị trường nghiêng về bên bán với 170 mã tăng điểm và 298 mã giảm điểm.

Ngành vật liệu xây dựng giảm mạnh nhất thị trường với mức giảm 2.83%. Các cổ phiếu đầu ngành như HPG, NKG, VGS… đều sụt mạnh.

Ngành ngân hàng gần như đi ngang nhưng các mã trong ngành lại có sự phân hóa hết sức mạnh mẽ. Trong khi VCB, BID trụ vững thì những mã như MBB, STB, VPB, HDB… lại điều chỉnh. Tuy nhiên, đây lại là cơ hội rất tốt cho nhà đầu tư gom hàng.

Trong đó, HDB đã về gần đáy cũ lịch sử (tương đương vùng 31,500-33,500) nên việc mua và được ủng hộ.

Biến động của HDB trong vòng 6 tháng qua

Bất ngờ lớn nhất là nhóm cổ phiếu nông – lâm – ngư tiếp tục dẫn đầu thị trường. Bộ đôi HAG, HNG vẫn tỏa sáng và là đầu tàu của ngành.

Ngành khai khoáng cũng tích cực không kém khi các mã chủ chốt như PVD, PVS... đều tăng trưởng mạnh.

Riêng PVD thì giá đã tạo đáy khá vững trong vùng 12,000-13,000 nên có thể tiếp tục bứt phá.

14h: Chứng khoán châu Á lên, Việt Nam vẫn xuống

Thị trường châu Á tăng trưởng trở lại nhưng có vẻ không ảnh hưởng nhiều đến nhà đầu tư Việt Nam.

Độ rộng thị trường vẫn còn nghiêng về bên bán với 154 mã tăng và 272 mã giảm.

Chứng khoán châu Á tràn ngập sắc xanh trong ngày giao dịch hôm nay, trong đó chỉ số chứng khoán Trung Quốc và Hồng Kông dẫn đầu về đà tăng. Tuy nhiên, điều này gần như không hề ảnh hưởng đến nhà đầu tư Việt Nam.

Ngành vật liệu xây dựng gây ấn tượng mạnh mẽ với sự điều chỉnh đáng kể trong phiên hôm nay. Sự lao dốc của HPG gây bất ngờ cho khá nhiều nhà đầu tư với lực bán mạnh của khối ngoại (bán ròng gần 4 triệu cp).

Giá HPG đã phá vỡ SMA 100, SMA 200. Nếu giá rơi xuống dưới vùng 33,000-35,000 trong các phiên tới thì rủi ro sẽ tăng cao.

Biến động của HPG trong vòng 12 tháng qua

Phiên sáng: Sắc đỏ lại chiếm ưu thế

Các mã cổ phiếu thuộc nhóm vật liệu xây dựng, chứng khoán, bán lẻ… sụt giảm khiến thị trường điều chỉnh.

Kết phiên sáng, VN-Index đạt mức 931.45 điểm, giảm 0.56%; HNX-Index dừng tại mức 105.3 điểm, tương đương mức giảm 0.94%.

Giao dịch trên cả hai sàn không quá sôi động cho thấy tâm lý nhà đầu tư đang thận trọng. Bên bán lại chiếm ưu thế với 125 mã tăng và 284 mã giảm.

Về nhóm ngành, nông - lâm - ngư tăng mạnh nhất thị trường. Mã HAG và HNG tiếp tục là ngôi sao của ngành này và thị trường khi liên tục bứt phá trong ngắn hạn.

Ngành bất động sản cũng gây chú ý lớn với sự phân hóa cao. Trong khi TCH, VIC tăng trưởng thì NVL, DXG lại điều chỉnh.

Riêng TCH thì giá đã tạo đáy vững chắc trong vùng 19,000-21,000 và đang trong quá trình bứt phá mạnh. Mục tiêu ngắn hạn là vùng 28,000-30,000.

Biến động của TCH trong vòng 18 tháng qua

Ngành thực phẩm - đồ uống phân hóa mạnh khi SAB, VNM điều chỉnh nhưng MSN lại tăng trưởng. Đây là cơ hội tốt để mua vào VNm khi giá về vùng đáy cũ 160,000-169,000.

Biến động của VNM trong vòng 24 tháng qua

10h30: Giằng co mạnh liên tục

Mặc dù thị trường vẫn còn bi quan nhưng sắc xanh đã bắt đầu xuất hiện nhiều hơn so với đầu phiên sáng.

Độ rộng toàn thị trường khá yếu với 162 mã tăng điểm và 206 mã giảm điểm. Điều này cho thấy bên bán tiếp tục chiếm ưu thế so với bên mua.

Nhóm nông - lâm - ngư tiếp tục là nhóm nổi bật nhất thị trường. Sự tăng trưởng của HAG và HNG vẫn chưa dừng lại.

Nhóm khai khoáng cũng có biểu hiện tích cực. Các mã PVS, PVC, PVD… đều tăng trưởng tốt. Riêng PVS đã trụ vững trong vùng hỗ trợ 15,000-17,500. Mẫu hình Descending Triangle có thể xuất hiện trong thời gian tới với mục tiêu lên đến vùng 21,000-22,000.

Biến động của PVS trong vòng 14 tháng qua

Nhóm cổ phiếu vật liệu xây dựng lao dốc mạnh với sự đi xuống của HPG, VIS… Dự kiến đà giảm của nhóm này vẫn chưa dừng lại.

Mở cửa: Điều chỉnh đầu phiên

Các ETF đang ở trong trạng thái discount nên sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường trong bối cảnh thông tin trái chiều khá nhiều.

Độ rộng thị trường khá yếu vào đầu phiên khi có 120 mã tăng và 159 mã giảm. Điều này cho thấy bên bán đang chiếm ưu thế so với bên mua.

VanEck Vectors Vietnam ETF (VNM ETF) và FTSE Vietnam UCITS ETF (XFVT) đều trong trạng thái discount khá lớn nên sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường trong ngắn hạn.

Sự đi xuống của các thị trường chứng khoán châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản đã chững lại và có thể đảo ngược trong ngắn hạn.

Ngành nông - lâm - ngư tăng mạnh nhất thị trường. Mã HAG và HNG tiếp tục là ngôi sao của ngành này và thị trường khi liên tục bứt phá trong ngắn hạn.

Giá HNG đã vượt vùng đỉnh cũ 12,200-12,800 nên dự kiến quá trình tăng trưởng sẽ còn duy trì. Mục tiêu dự kiến là vùng 19,000-21,000.

Biến động của HAG trong vòng 2 năm qua

Thế Phong

FILI

Các tin tức khác

>   VN30 Futures 24/07: Chấm dứt xu hướng hồi phục của VN30-Index? (23/07/2018)

>   Vietstock Daily 24/07: Điều chỉnh sẽ là cơ hội? (23/07/2018)

>   Nhịp đập Thị trường 23/07: Đuối sức về cuối phiên (23/07/2018)

>   VN30 Futures Weekly 23-27/07/2018: Dập tắt kỳ vọng tăng trưởng của bên mua? (22/07/2018)

>   Vietstock Weekly 23-27/07/2018: Ngân hàng dẫn dắt xu hướng hồi phục? (22/07/2018)

>   Chứng khoán Tuần 16-20/07: VN-Index chấm dứt chuỗi 5 tuần giảm liên tiếp (20/07/2018)

>   Nhịp đập Thị trường 20/07: Đánh úp cuối phiên (20/07/2018)

>   VN30 Futures 20/07: Điều chỉnh là cơ hội mua? (19/07/2018)

>   Vietstock Daily 20/07: Gia tăng động lực tăng trưởng (19/07/2018)

>   Nhịp đập Thị trường 19/07: Xém có cú hụt chân thứ tư (19/07/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật