Thứ Ba, 03/07/2018 15:44

Nhịp đập Thị trường 03/07: Nhiều ngành giảm sâu, thị trường đỏ lửa

Giao dịch về cuối phiên chiều khá bi quan khi các chỉ số thị trường tiếp tục lao dốc mạnh.

VN-Index kết phiên giao dịch giảm 41.14 điểm, tương đương 4.34% xuống mức 906.01 điểm. HNX-Index giảm 3.97%, xuống mức 98.8 điểm.

Độ rộng toàn thị trường nghiêng về bên bán với 106 mã tăng điểm và 373 mã giảm điểm.

Ngành tiện ích giảm mạnh nhất thị trường với mức giảm 6.85%. Các cổ phiếu như GAS, PCG,… đều sụt mạnh.

Ngành bất động sản giảm mạnh thứ hai với nhiều mã giảm sâu như VIC, VHM, DXG, PDR… Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội cho các nhà đầu tư mua vào những mã cổ phiếu tốt với định giá hợp lý.

Riêng giá mã NVL đã về vùng hỗ trợ mạnh 45,000-50,000. Nếu vùng này trụ vững thì đà tăng sẽ quay trở lại.

Biến động của NVL trong vòng 16 tháng qua

Các mã trong ngành chứng khoán như HCM, SSI, VND… cũng giảm rất mạnh. Trong đó, SHS đang test lại vùng hỗ trợ mạnh 10,000-12,000. Đây là vùng được đánh giá có độ tin cậy cao nhờ test thành công khá nhiều lần trong quá khứ.

Biến động của SHS trong vòng 4 năm qua

Khối ngoại bán ròng 357.2 tỷ trên HOSE và mua ròng 9.95 trên HNX. Nếu tình trạng này vẫn tiếp diễn trong thời gian tới thì rủi ro sẽ tăng lên.

14h00: 47 mã giảm sàn, VN-Index rớt hơn 35 điểm

Điều đáng ngạc nhiên là trong khi thị trường châu Á hồi phục và thu hẹp đà giảm thì thị trường Việt Nam tiếp tục lao dốc mạnh.

Độ rộng thị trường nghiêng hoàn toàn về bên bán với 88 mã tăng và 370 mã giảm.

Ngành bất động sản giảm mạnh nhất thị trường với mức giảm gần 6%. Các mã VIC, VHM, DXG, PDR… đều lao dốc mạnh.

Ngành tiện ích cũng lao nhanh với sự đi xuống của GAS, ASP, CNG… Riêng mã GAS nếu phá vỡ vùng 80,000-85,000 trong vài phiên tới thì nguy cơ về lại vùng 60,000-65,000 là rất cao.

Biến động của GAS trong vòng 9 tháng qua

Ngành thực phẩm - đồ uống cũng giảm khá nhiều với SAB, VNMMSN cùng lao dốc. Riêng VNM thì giá đã về vùng 160,000-170,000. Đây là vùng khá hấp dẫn và đóng vai trò hỗ trợ mạnh trong trung hạn.

Biến động của VNM trong vòng 12 tháng qua

Phiên sáng: Giảm đều trong phiên

Tất cả các ngành trên thị trường đều giảm điểm khi mà các thị trường châu Á đều đỏ lửa và hoảng loạn.

Kết phiên sáng, VN-Index đạt mức 929.01 điểm, giảm 1.92%; HNX-Index dừng tại mức 101.49 điểm, tương đương mức giảm 1.24%.

Giao dịch trên cả hai sàn khá thận trọng và cầm chừng cho thấy tâm lý nhà đầu tư đang bi quan. Bên bán chiếm ưu thế với 102 mã tăng và 303 mã giảm.

Về nhóm ngành, chứng khoán giảm mạnh nhất với sự đi xuống mạnh mẽ của HCM, SSI, MBS… Nhiều mã đã phá vỡ đáy cũ gần nhất và củng cố đà giảm.

Riêng SSI đang hướng về vùng đáy cũ 22,000-23,500 trong thời gian tới.

Biến động của SSI trong vòng 14 tháng qua

Nhóm ngân hàng cũng nằm trong nhóm các ngành giảm mạnh nhất. Sự đi xuống của BID, VCB, CTG… đã khiến ngành này lao dốc. Tuy nhiên, điều này cũng mở ra một số cơ hội đầu tư hấp dẫn.

Giá VPB đang về gần vùng đáy cũ lịch sử 22,000-26,000. Việc mua mạnh tại đây được ủng hộ.

10h30: Giảm mạnh

Đà giảm của thị trường Việt Nam ngày càng mạnh hơn khi mà thị trường Trung Quốc lao dốc rất mạnh và tâm lý bi quan bao trùm thị trường.

Độ rộng toàn thị trường khá yếu với 141 mã tăng điểm và 204 mã giảm điểm. Điều này cho thấy bên bán tiếp tục chiếm ưu thế so với bên mua.

Nhóm ngân hàng nằm trong nhóm các ngành giảm mạnh nhất. Sự đi xuống của BID, VCB, CTG… đã khiến ngành này lao dốc. Tuy nhiên, một số mã như STB, ACB… vẫn giữ được mức tham chiếu.

Riêng mã STB thì đáy cũ 10,000-11,000 được đánh giá là khá mạnh nên việc mua vào tại đây được ủng hộ.

Biến động của STB trong vòng 18 tháng qua

Nhóm cổ phiếu nông – lâm – ngư vẫn còn tăng trưởng nhẹ nhờ HNG, HSL… Tuy nhiên, những trường hợp này cũng là hiếm hoi trong một thị trường đang rất bi quan.

Thực phẩm – đồ uống tiếp tục đi xuống mạnh với sự điều chỉnh đồng thời của SAB và VNM.

Mở cửa: Nhà đầu tư thận trọng khi Hang Seng giảm gần 900 điểm

Sự ảnh hưởng tiêu cực của chứng khoán thế giới đến thị trường Việt Nam vẫn chưa chấm dứt khi sáng nay Hang Seng Index giảm gần 900 điểm.

Độ rộng thị trường khá cân bằng vào đầu phiên khi có 128 mã tăng và 125 mã giảm. Điều này cho thấy bên bán và bên mua đang cân bằng nhau.

VanEck Vectors Vietnam ETF (VNM ETF) và FTSE Vietnam UCITS ETF (XFVT) đều đang trong trạng thái discount nên sẽ ảnh hưởng phức tạp đến thị trường trong ngắn hạn.

Việc Hang Seng Index giảm gần 900 điểm trong phiên sáng đã khiến giới đầu tư thận trọng và hạn chế bắt đáy mặc dù các nhóm ngành đã chững lại đà giảm.

Ngành bất động sản đi xuống khá mạnh với sự chững lại của VIC, PDR… Riêng VIC thì việc test lại vùng đỉnh cũ 107,000-113,000 là một thử thách lớn. Dự kiến sẽ có rung lắc mạnh tại đây trong các phiên tới.

Biến động của VIC trong vòng 3 năm qua

 

Thế Phong

FILI

Các tin tức khác

>   VN30 Futures 03/07: Đảo vị thế bán tại vùng đáy tháng 05/2018 của VN30-Index? (02/07/2018)

>   Vietstock Daily 03/07: Giữ vững vùng đáy tháng 05/2018? (02/07/2018)

>   Nhịp đập Thị trường 02/07: VN-Index mất gần 14 điểm (02/07/2018)

>   VN30 Futures Weekly 02-06/07/2018: Chờ đợi tín hiệu xác nhận xu hướng của VN30-Index (01/07/2018)

>   Vietstock Weekly 02-06/07/2018: Chờ đợi sự nhập cuộc của dòng tiền đầu cơ KQKD quý 2/2018 (01/07/2018)

>   Chứng khoán Tuần 25/06-29/06: Dòng tiền "thờ ơ", thị trường tuột dốc (29/06/2018)

>   Nhịp đập Thị trường 29/06: Sắc xanh hy vọng (29/06/2018)

>   VN30 Futures 29/06: Quay trở lại với chiến lược trading trong phiên? (28/06/2018)

>   Vietstock Daily 29/06: Thị trường sẽ có hồi phục? (28/06/2018)

>   Nhịp đập Thị trường 28/06: Khởi nghĩa thất bại (28/06/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật