Thứ Ba, 03/07/2018 12:00

Đón sóng kết quả kinh doanh quý 2: Lựa chọn sai, coi chừng lỗ!

Bước vào tháng 7 cũng đúng thời điểm doanh nghiệp niêm yết bắt đầu hé lộ kết quả kinh doanh quý 2. Thường lệ, đây là một trong những yếu tố chính hỗ trợ từng cổ phiếu nói riêng và thị trường nói chung. Song, không phải cổ phiếu nào cũng tăng, có rất nhiều mã giảm liền trong tháng 7 suốt 3 năm vừa qua.

Thống kê theo dữ liệu của Vietstock cho thấy, trong 3 năm gần đây, có 28 cổ phiếu niêm yết năm nào cũng tăng giá liên tục trong giai đoạn tháng 7 và 27 mã giảm (xét trên nhóm cổ phiếu có khối lượng giao dịch bình quân hơn 10,000 cp/phiên).

Suốt 3 năm qua, chỉ số VN-Index luôn đạt mức tăng trưởng tốt trong tháng 7 khi thị trường nhận cú huých từ kết quả kinh doanh quý 2. Tuy nhiên, sàn HOSE chỉ có 19 mã góp mặt vào nhóm tăng giá liên tục trong lịch sử giao dịch tháng 7, trong khi có đến 23 mã giảm. Điều đặc biệt, trong số này chủ yếu là nhóm cổ phiếu cơ bản, vốn hóa vừa và lớn.

Xét về mức độ tăng dần đều qua các năm, APC rất đáng chú ý với mức tăng từ 2.7% vào tháng 7/2015, rồi đạt 6.7% trong tháng 7/2016 và lên đến hơn 34% trong 7/2017. Kết quả này là nhờ vào kết quả quý 2/2015, quý 2/2016 và quý 2/2017 của APC đều có mức tăng trưởng lợi nhuận đáng kể.

Kết quả kinh doanh của APC trong quý 2 từ 2014-2017 (Đvt: Triệu đồng)

Song, nếu xét về mức tăng trưởng cả về giá lẫn thanh khoản, cổ phiếu HBC mới thật sự nổi bật. Cụ thể, từ mức tăng trưởng chỉ xấp xỉ 0.5% vào tháng 7/2015, đến tháng 7/2017 thì con số đó là gần 16%. Đi cùng với giá, thanh khỏan cũng đồng thuận tăng từ mức 222,000 cp/phiên suốt tháng 7 năm 2015 lên 411,000 cp/phiên vào năm sau đó rồi đạt hơn 1 triệu cp/phiên vào tháng 7/2017.

Kết quả kinh doanh quý 2 của HBC trong suốt 3 năm qua cũng luôn ghi nhận mức tăng trưởng mạnh mẽ. Lãi ròng quý 2/2016 tăng gấp 3.8 lần cùng kỳ năm 2015, còn quý 2/2017 gấp 2.3 lần cùng kỳ năm 2016.

Kết quả kinh doanh của HBC trong quý 2 từ 2014-2017 (Đvt: Triệu đồng)

Ngoài ra, PPC cũng là cổ phiếu duy trì mức tăng dần đều qua các năm. Đây là thành tích ấn tượng bởi quý 2/2016 đơn vị này chịu lỗ nặng đến 192 tỷ đồng nhưng giá cổ phiếu suốt tháng 7/2016 vẫn tăng gần 7%.

Nhiều cổ phiếu khác dù không liên tục nhưng vẫn ghi nhận tăng trưởng trong tháng 7 như TNT, SBT, BCI, DXG, BSI, MBB, VND… Và nhiều mã thì có đà tăng giảm dần theo thời gian như HPG, CTG, NT2, KDCREE.

Với HPG, kết quả kinh doanh quý 2 năm 2015 và 2016 đều ghi nhận tốc độ tăng trưởng tốt. Đến quý 2/2017 dù doanh thu tăng mạnh nhưng lãi ròng lại giảm khoảng 25%. Có thể vì lý do đó mà giá cổ phiếu HPG trong tháng 7/2017 chỉ còn tăng hơn 3.5%.

Kết quả kinh doanh của HPG  trong quý 2 từ 2014-2017 (Đvt: Triệu đồng)

NT2 cũng vậy, đơn vị này vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng trong kinh doanh suốt quý 2/2015 và quý 2/2016 nhưng đến quý 2/2017 thì sụt giảm đáng kể về lợi nhuận khiến giá cổ phiếu không còn tăng nhiều.

Trong nhóm giảm điểm, CCL ngày càng giảm mạnh hơn, từ mức 5% vào tháng 7/2015, đến giảm hơn 10% năm 2016 và 36% vào tháng 6/2017. Thoạt nhìn, kết quả kinh doanh CCL trong quý 2/2016 và quý 2/2017 đều có sự tăng trưởng. Tuy nhiên, con số đạt được là quá thấp nếu so với một đơn vị có vốn điều lệ xấp xỉ 500 tỷ đồng như CCL.

Kết quả kinh doanh của CCL trong quý 2 từ 2014-2017 (Đvt: Triệu đồng)

Hay như VOS duy trì mức giảm từ 8-23% suốt tháng 7 của 3 năm vừa qua. Đây là đơn vị “hiếm hoi” trên thị trường khi lỗ liên tục từ quý 1/2015 đến nay.

Kết quả kinh doanh của VOS trong quý 2 từ 2014-2017 (Đvt: Triệu đồng)

Góp mặt trong nhóm cổ phiếu giảm liên tục 3 năm qua còn nhiều cái tên khá quen thuộc như QCG, CSM, VHG, DRH, VPH, PVD, NBB, HSG… Trong số này thì HSG đáng chú ý nhất khi mức giảm ngày một tăng dần trong khi đối trọng của HSG là HPG dù sao cũng nằm trong nhóm tăng điểm.

HSG có niên độ tài chính khác, tháng 7 lại là thời điểm đơn vị này công bố BCTC quý 3 (niên độ 01/10-30/09). Theo đó, quý 3/2017, HSG báo lãi ròng chỉ gần 272 tỷ đồng, giảm một nửa so cùng kỳ năm trước.

Trên HNX, có 9 cổ phiếu tăng điểm trong tháng 7 suốt 3 năm qua, trong đó VE9, NHP, WSS tăng dần đều và NDX, PVIVC7 thì có mức tăng giảm dần.

4 cổ phiếu NDF, HKB, MACSDT thì có mức giảm tăng dần đều qua các năm trong tháng 7.

Những cổ phiếu tăng và giảm giá 3 năm liền trong tháng 7

HOSE

 

HNX

Chú thích: Chỉ xét trên nhóm cổ phiếu có khối lượng giao dịch bình quân hơn 10,000 cp/phiên

Thiên Mục

FILI

Các tin tức khác

>   03/07: Đọc gì trước giờ giao dịch? (03/07/2018)

>   Góc nhìn 03/07: Rủi ro gia tăng? (02/07/2018)

>   Điểm nóng cổ phiếu bất động sản (02/07/2018)

>   Top cổ phiếu đáng chú ý đầu phiên 03/07 (03/07/2018)

>   HNX: Bản công bố thông tin của CTCP 26 (X26) (02/07/2018)

>   Lãnh đạo mua bán cổ phiếu: Nhiều lãnh đạo sang tay dù cổ phiếu không thanh khoản (02/07/2018)

>   Chứng khoán lép vế so với gửi tiết kiệm (02/07/2018)

>   Chứng khoán tháng 7: Cơ hội nào cho nhà đầu tư? (02/07/2018)

>   Nhịp đập Thị trường 02/07: VN-Index mất gần 14 điểm (02/07/2018)

>   Đầu tuần 02/07: Đọc gì trước giờ giao dịch? (02/07/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật