Thứ Năm, 12/07/2018 17:58

Đến lượt HMC nói về những lùm xùm quanh việc chuyển nhượng dự án Phú Thuận cho DXG

Sau CTCP Tập đoàn Đất Xanh (HOSE: DXG), đến lượt CTCP Kim khí TP.HCM (HOSE: HMC) giải trình về việc chuyển nhượng lô đất hơn 9,121 m2 tại quận 7 cho DXG.

* UBND TPHCM vào cuộc vụ Công ty Kim khí chuyển nhượng dự án “đất công”

* DXG lên tiếng về việc nhận chuyển nhượng dự án "đất công"

Thứ nhất về quyền sử dụng đất, HMC khẳng định quyền sử dụng đất của dự án Phú Thuận không phải là đất có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước, cũng không phải là tài sản công.

Cụ thể, trước thời điểm cổ phần hóa, HMC đã được Nhà nước cho thuê khu đất Phú Thuận này với hình thức thuê đất trả tiền hàng năm. Vào ngày 04/11/2005 (trong quá trình cổ phần hóa), HMC được UBND TPHCM chấp thuận cho tiếp tục sử dụng khu đất 9,635 m2 này theo hình thức thuê đất trả tiền hàng năm. Căn cứ theo quy định về việc chuyển công ty Nhà nước thành CTCP, việc doanh nghiệp cổ phần hóa lựa chọn thuê đất thì không tính giá trị quyền sử dụng đất vào giá trị tài sản của doanh nghiệp cổ phần hóa.

Mặc dù không tính giá trị quyền sử dụng đất vào giá trị tài sản của doanh nghiệp nhưng khu đất tại đường Nguyễn Văn Quỳ, Phú Thuận, quận 7 (trên bản cáo bạch thể hiện Kho chứa hàng, do đất thuê để chứa hàng) cùng một số khu vực khác vẫn được HMC quản lý sử dụng và được HMC liệt kê trong mục Một số mặt bằng đất công ty hiện đang sử dụng và quản lý.

Theo HMC, bản chất những lô đất này đều là thuê trả tiền hàng năm, đều không được tính vào giá trị tài sản doanh nghiệp tại thời điểm cổ phần hóa. Theo đó, khu đất tại đường Nguyễn Văn Quỳ không phải là đất công, cũng không phải tài sản Nhà nước góp vốn vào HMC khi cổ phần hóa năm 2005.

HMC cho biết, sau một thời gian dài xin chuyển sang hình thức giao đất đối với toàn bộ các khu đất HMC thuê trả tiền hàng năm, đến ngày 22/10/2009 HMC mới được UBND TPHCM chấp thuận chủ trương cho chuyển từ thuê đất sang giao đất có thu tiền sử dụng đối với khu đất này để thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình chung cư kết hợp thương mại, dịch vụ. HMC đã nộp tiền sử dụng đất vào tháng 7/2011. Theo đó, nguồn tài chính mà HMC dùng để nộp tiền sử dụng đất là tài chính mà Công ty đã thực hiện sau khi được cổ phấn hóa hơn 5 năm, không phải từ ngân sách Nhà nước.

Theo đó, khu đất thực hiện dự án Phú Thuận không phải là đất có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước. Trên cơ sở đó, vào ngày 28/07/2011, HMC đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất cho khu đất này và theo HMC, từ thời điểm đó được chính thức ghi nhận giá trị quyền sử dụng đất vào tài sản cố định ô hình của HMC. 

Trước thông tin cho rằng, HMC có hơn 51% vốn Nhà nước nên tiền sử dụng đất đã nộp cho khu đất trên cũng có hơn 51% nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước. HMC khẳng định: "Đây là sự nhầm lẫn khái niệm giữa vốn ngân sách Nhà nước và nguồn tài chính của doanh nghiệp có vốn góp của doanh nghiệp Nhà nước. Theo quy định của pháp luật, vốn ngân sách Nhà nước phải có dự toán thu chi được Nhà nước quyết định phê duyệt theo thời kỳ và sử dụng để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước".

Thứ hai, việc chuyển nhượng dự án Phú Thuận không thuộc các trường hợp phải bán đấu giá. HMC cho biết không tổ chức đấu giá do việc chuyển nhượng dự án Phú Thuận không thuộc các trường hợp phải đấu giá theo quy định pháp luật về đấu giá tài sản tại thời điểm chuyển nhượng.

Cụ thể, tại thời điểm chuyển nhượng dự án là năm 2016 thì Luật Đấu giá chưa được ban hành, khi đó việc đấu giá tài sản được thực hiện theo Nghị định 17/2010 của Chính phủ về bán đấu giá tài sản; Luật Quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tài doanh nghiệp năm 2014 và Nghị định số 91/2015 về Đầu tư vốn Nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp... Đồng thời, việc chuyển nhượng này cũng không thuộc các trường hợp phải đấu thầu theo Luật Đấu thầu 2013. 

Thứ ba, về quy trình thực hiện thủ tục chuyển nhượng, HMC cho biết đã được HĐQT chấp thuận phương án và giá chuyển nhượng vào ngày 18/01/2016. Trước khi thông qua, đại diện phần vốn của Tổng Công ty Thép Việt Nam cũng đã gửi văn bản xin ý kiến của Tổng Công ty và được chấp thuận. Ngay sau khi có nghị quyết của HĐQT, HMC đã cùng DXG ký kết thỏa thuận chuyển nhượng dự án để thống nhất các công việc liên quan như thời hạn thực hiện, giá chuyển nhượng và đây không phải là Hợp đồng chuyển nhượng dự án.

Sau khi hoàn tất việc xử lý tài sản trên đất, HMC đã giao khu đất sạch cho DXG thực hiện dự án vào ngày 31/12/2016 và hoàn tất quy trình chuyển nhượng dự án Phú Thuận.

Thứ tư, về giá chuyển nhượng, giai đoạn 2012-2016, HMC có chủ trương tìm kiếm đối tác liên kết hoặc hợp tác đầu tư dự án này nhưng mãi đến 2015-2016 mới tìm được. Mỗi khi có đối tác quan tâm, HMC đã thuê đơn vị tư vấn thẩm định giá, trên cơ sở đó chào giá cạnh tranh cho một số đơn vị quan tâm. Trong đó DXG bỏ giá cao nhất và được HĐQT HMC thông qua. Theo HMC, giá chuyển nhượng này tại thời điểm đó phù hợp với thị trường. Do đó, việc một số thông tin "sử dụng giá thị trường tại thời điểm kinh tế sôi động và bất động sản tiềm ẩn sốt ảo hiện nay để so sánh với giá của thời kỳ cuối năm 2015 và cho rằng giá quá rẻ là hoàn toàn không phù hợp".

Từ các cơ sở trên, HMC khẳng định việc chuyển nhượng dự án Phú Thuận đã thực hiện đúng quy định, giá phù hợp và hiệu quả chuyển nhượng đã được ghi nhận vào lợi nhuận để phân phối cho các cổ đông năm 2016.

Hoàng Nguyên

Fili

Tài liệu đính kèm:
20180712_20180712 - HMC - CBTT giai trinh ve du an Phu Thuan Q7 TPHCM.pdf

 

Các tin tức khác

>   Đà Nẵng thương thảo lấy lại sân Chi Lăng (12/07/2018)

>   Chủ tịch Hải Phát Invest: Làm doanh nhân khó nhưng hạnh phúc (13/07/2018)

>   Giá đất nơi hứa hẹn lên đặc khu vẫn cao dù khó bán (12/07/2018)

>   Hà Nội nêu tên gần 90 cao ốc, chung cư vi phạm phòng cháy (12/07/2018)

>   Hết quý 3/2018, dự án chậm triển khai sẽ bị TP.HCM thu hồi (12/07/2018)

>   Đà Nẵng sẽ tháo dỡ gần 2.000 căn nhà xây dựng trái phép (12/07/2018)

>   Hòa Bình khởi công giai đoạn 3 dự án Celadon City trị giá gần 660 tỷ đồng (11/07/2018)

>   Khu dân cư Miếu Nổi, vì sao khiếu kiện kéo dài?: Hàng loạt sai phạm của chủ đầu tư còn để ngỏ (11/07/2018)

>   Bitexco: 'Chúng tôi vẫn tiếp tục làm' dự án ở Thanh Đa! (10/07/2018)

>   Gần 650 khu đất công tại TP.HCM nằm 'ngoài danh sách' (10/07/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật