Thứ Ba, 24/07/2018 07:55

Dầu giảm nhẹ sau xung đột Mỹ - Iran

Các hợp đồng dầu thô tương lai quay đầu giảm nhẹ trong ngày thứ Hai (23/07), xóa hết đà tăng đầu phiên sau khi xuất hiện những xung đột giữa Mỹ và Iran, vốn thúc đẩy khả năng thắt chặt nguồn cung toàn cầu, MarketWatch đưa tin.

Mặc dù xảy ra xung đột Mỹ - Iran, kỳ vọng về sự gia tăng sản lượng của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) cùng với các đồng minh và khả năng nhu cầu dầu thô toàn cầu suy yếu đã tạo thêm sức ép lên giá dầu.

Patrick DeHaan, Giám đốc phân tích dầu khí tại GasBuddy, cho biết: “Hiện giờ có nhiều sự bất ổn trên thị trường dầu, vốn có thể gây ra một số thăng trầm làm thị trường đổi hướng một cách nhanh chóng, đặc biệt sau khi Iran đã khiến Tổng thống Mỹ Donald Trump giận dữ vào cuối tuần qua”.

Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Hai, hợp đồng dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 9 trên sàn Nymex lùi 37 xu (tương đương 0.5%) xuống 67.89 USD/thùng.

Hợp đồng dầu Brent giao tháng 9 trên sàn Luân Đôn mất 1 xu còn 73.06 USD/thùng, sau khi chạm mức cao trong phiên là 74.50 USD/thùng.

Matt Smith, Giám đốc nghiên cứu hàng hóa tại ClipperData, nhận định: “Tổng thống Mỹ Donald Trump đã góp phần tác động đến giá dầu vào đầu tuần này, làm tăng sức nóng liên quan đến căng thẳng với Iran một lần nữa. Kim ngạch xuất khẩu dầu thô của Iran đã giảm xuống đáy 6 tháng từ đầu tháng 7 đến nay, xu hướng có thể sẽ tiếp tục kéo dài nếu Chính quyền Mỹ áp dụng các lệnh trừng phạt”.

Hồi tháng 5/2018, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã quyết định rút khỏi thỏa thuận hạt nhân 2015, đồng thời tái áp đặt các lệnh trừng phạt kinh tế đối với Iran. Các nhà phân tích dự báo kim ngạch xuất khẩu dầu thô của Iran có thể bị mất tới 1 triệu thùng/ngày.

Ngoài ra, thông tin về một cuộc đình công của công nhân dầu mỏ trong 24 giờ, vốn khiến một cảng dầu tại Biển Bắc tạm ngừng sản xuất, cũng hỗ trợ cho giá dầu trong ngày thứ Hai.

Trong khi đó, giá dầu suy yếu do sự gia tăng nguồn cung từ OPEC, trong đó dẫn đầu là Ả-rập Xê-út, cùng với các đồng minh như Nga sau quyết định bắt đầu nâng sản lượng hồi cuối tháng 6.

Cũng trong phiên giao dịch ngày thứ Hai, hợp đồng xăng giao tháng 8 cộng 1.1% lên 2.091 USD/gallon. Hợp đồng dầu sưởi giao tháng 8 tiến gần 0.7% lên 2.118 USD/gallon.

Trong khi đó, hợp đồng khí thiên nhiên giao tháng 8 giảm 1.3% xuống 2.721 USD/MMBtu.

An Trần

Fili

Các tin tức khác

>   Giữ nguyên giá xăng, giảm giá dầu (23/07/2018)

>   Xăng có thể được kìm giá (23/07/2018)

>   Dầu giảm liền 3 tuần bất chấp đà tăng trong phiên (21/07/2018)

>   Đà giảm của thị trường hàng hóa vẫn chưa có hồi kết? (20/07/2018)

>   Dầu WTI tăng sau dự báo về kim ngạch xuất khẩu của Ả-rập Xê-út (20/07/2018)

>   Dầu khởi sắc khi dự trữ xăng giảm mạnh (19/07/2018)

>   Dầu tăng nhẹ sau khi sụt hơn 4% phiên trước đó (18/07/2018)

>   Vì đâu giá dầu đột ngột lao dốc 9% trong 1 tuần? (17/07/2018)

>   Dầu Brent sụt hơn 4.5% xuống đáy 3 tháng (17/07/2018)

>   Giá dầu - Khúc cua định mệnh (16/07/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật