Thứ Sáu, 20/07/2018 13:48

Đà giảm của thị trường hàng hóa vẫn chưa có hồi kết?

Chỉ số Hàng hóa Bloomberg đã lao dốc 10% so với mức đỉnh hồi tháng 5/2018, khi nhà đầu tư lo ngại rằng căng thẳng thương mại leo thang có thể phá hoại tăng trưởng toàn cầu, làm giảm nhu cầu hàng hóa từ nhôm cho tới đậu nành.

Ngay cả vàng – một kênh trú ẩn an toàn truyền thống – vẫn không thể “vùng lên” trong lúc thị trường bất ổn. Đồng USD mạnh lên và Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) báo hiệu sẽ còn nâng lãi suất thêm trong năm nay, qua đó làm giảm tính hấp dẫn của vàng, loại hàng hóa không mang lại lợi suất.

Vậy điều gì sẽ xảy ra tiếp theo sau đà sụt giảm gần đây? Dường như chỉ toàn là tin xấu, nếu những nhà quan sát biểu đồ kỹ thuật đúng.

Đà bán tháo về kim loại đã đẩy chỉ số Hàng hóa Bloomberg vào phạm vi quá bán (oversold). Theo Gary Christie, Trưởng Bộ phận Nghiên cứu Bắc Mỹ tại Trading Central ở Ottawa, mặc dù chứng khoán thường phục hồi sau khi rơi vào phạm vi quá ban, thì trường hợp của hàng hóa có thể không như vậy.

Christie cho hay, làn sóng bán tháo ngày càng dữ dội hơn khi chỉ số này phá vỡ xu hướng tăng giá vào ngày 11/07. Phần phía dưới của biểu đồ trên cho thấy chỉ báo MACD vẫn còn ở dưới đường tín hiệu. Điều này cho thấy, cho tới nay vẫn chưa có tín hiệu đảo chiều, và xu hướng giảm giá đang dần mạnh hơn, ông Christie cho hay.

Áp lực gia tăng

Kim loại đồng – vốn được xem là thước đo về tăng trưởng kinh tế toàn cầu – có chỉ sức mạnh tương đổi (RSI) 14 ngày rớt ngưỡng 30 điểm vào ngày 02/07/2018. Đây là ngưỡng mà các chuyên viên phân tích kỹ thuật xem là tín hiệu cho thấy tài sản này chuẩn bị phục hồi. Nhưng điều đó đã không xảy ra, khi kim loại đồng mất 9% trong tháng này. Chỉ số RSI chạm mức 19.6 điểm vào ngày 11/07/2018, mức thấp nhất kể từ năm 2015 và vẫn ở dưới mức 30 điểm trong tháng này.

Giá đồng đã lao dốc từ khi chạm mức đỉnh trong năm 2018 vào đầu tháng 6, khi các quỹ bắt đầu đóng vị thế đặt cược giá tăng và chuyển sang vị thế đặt cược giá giảm, ông Oliver Nugent, Chiến lược gia hàng hóa tại ING Bank NV, cho biết trong một báo cáo ngày thứ Tư (18/07). Được biết, kim loại đồng thường được sử dụng trong các mạng lưới điện, đường ống, dây điện, xe hơi và thiết bị điện tử.

Vào ngày 10/07/2018, số lượng vị thế đặt cược giá đồng giảm của các quỹ đã tăng vượt số lượng vị thế đặt cược giá tăng lần đầu tiên kể từ tháng 10/2016, theo dữ liệu từ Ủy ban Giao dịch Hàng hóa Tương lai Mỹ (CFTC).

Theo ông Nugent, giá đồng có khả năng tiếp tục chịu áp lực trong suốt quý 3/2018 và các chuyên viên phân tích kỹ thuật cũng đồng tình với quan điểm này.

Ông Christie cho hay: “Tất cả kim loại đều trong phạm vi quá bán và chưa có dấu hiệu phục hồi trở lại, khi chưa có dấu hiệu MACD phân kỳ tăng giá”.

Lĩnh vực năng lượng vẫn là điểm sáng trong thị trường hàng hóa, khi giá dầu thô tăng cao hơn.

Vào ngày thứ Năm (19/07), Ả-rập Xê-út đã dẹp tan lo ngại Vương quốc này sẽ bơm thêm nhiều dầu vào thị trường. Giá dầu WTI đã giữ được đà tăng. Adeeb Al-Aama, đại diện của Ả-rập Xê-út tại Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC), cho biết trong một tuyên bố vào ngày thứ Năm rằng kim ngạch xuất khẩu dầu thô của nước này dự báo sẽ giảm 100,000 thùng/ngày trong tháng 8. Ông Al-Aama cũng cho biết rằng lo ngại về tình trạng dư cung là không có cơ sở và rằng Ả-rập Xê-út không cố bơm dầu vào thị trường vượt ngoài nhu cầu của khách hàng.

Các nỗ lực làm sạch môi trường của Trung Quốc cũng có thể làm tươi sáng triển vọng của quặng sắt cao cấp. Giá nguyên liệu này có thể vọt lên 100 USD/metric tấn khi Trung Quốc tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường bằng cách hạn chế hoạt động công nghiệp, theo nhận định của Wood Mackenzie Ltd. Sau khi lao dốc trong tháng 3/2018, quặng có chất lượng hàng đầu với hàm lượng sắt tới 65% đều tăng giá qua mỗi tháng, dao động trên mức 91 USD/tấn trong tuần này, và vẫn trong phạm vi tăng giá trong năm 2018 ngay cả khi căng thẳng thương mại toàn cầu dâng cao, theo Mysteel.com.

Dù vậy, dầu và quặng sắt có lẽ là hai trường hợp ngoại lệ. Bên cạnh kim loại, nông sản cũng nằm trong nhóm bị tác động nặng nề nhất trong làn sóng bán tháo hàng hóa. Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung có thể khiến dự trữ đậu nành vào năm tới tăng 51% so với dự báo của 1 tháng trước đó, Bộ Nông nghiệp Mỹ cho biết trong một báo cáo định kỳ vào ngày 12/07. Đậu nành là mặt hàng trở thành tâm điểm chú ý sau khi Trung Quốc áp thuế quan lên hàng loạt nông sản từ Mỹ.

Vũ Hạo (Theo Bloomberg)

FiLi

Các tin tức khác

>   Dầu WTI tăng sau dự báo về kim ngạch xuất khẩu của Ả-rập Xê-út (20/07/2018)

>   Dầu khởi sắc khi dự trữ xăng giảm mạnh (19/07/2018)

>   Dầu tăng nhẹ sau khi sụt hơn 4% phiên trước đó (18/07/2018)

>   Vì đâu giá dầu đột ngột lao dốc 9% trong 1 tuần? (17/07/2018)

>   Dầu Brent sụt hơn 4.5% xuống đáy 3 tháng (17/07/2018)

>   Giá dầu - Khúc cua định mệnh (16/07/2018)

>   Dầu WTI sụt gần 4% tuần qua bất chấp đà tăng trong phiên (14/07/2018)

>   Thuế môi trường với xăng dầu: "Tôi biết vẫn còn nhiều lăn tăn" (13/07/2018)

>   Cách đây 10 năm, giá dầu thế giới cao nhất mọi thời đại (13/07/2018)

>   Dầu Brent phục hồi trở lại (13/07/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật