Thứ Sáu, 27/07/2018 19:00

Bộ Tài chính sẽ giám sát các nguồn vay tạo nên nợ công

Theo Phó Cục trưởng Cục Quản lý Nợ và Tài chính đối ngoại (Bộ Tài chính), các khoản vay mới phát sinh phải được đánh giá khả năng trả nợ trong trung hạn. Trong trường hợp, khoản vay này khi phát sinh gắn với nợ công thì phải được đánh giá đến chỉ tiêu an toàn nợ công.

Từ ngày 26 - 27/7, Bộ Tài chính phối hợp với Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tổ chức hội nghị “Phổ biến Luật Quản lý nợ công và các văn bản hướng dẫn” cho các bộ, ngành Trung ương, ngân hàng, doanh nghiệp và 28 địa phương khu vực phía Bắc.

Đã ban hành 6 Nghị định hướng dẫn Luật Quản lý nợ công

Theo ông Trương Hùng Long, Cục trưởng Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại (Bộ Tài chính), Luật quản lý nợ công số 20/2017/QH14 được Quốc hội thông qua có hiệu lực từ 1/7/2018. Với vai trò là cơ quan chủ trì soạn thảo Luật, Bộ Tài chính đã khẩn trương báo cáo Thủ tướng Chính phủ việc xây dựng 7 Nghị định của Chính phủ để kịp ban hành đúng thời hiệu của luật. Theo đó, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tài chính chủ trì soạn thảo 6 Nghị định, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì soạn thảo 1 Nghị định về quản lý sử dụng ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài.

Thực hiện phân công của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính đã xây dựng 6 Nghị định để trình Chính phủ và đến nay các Nghị định này đã được ban hành, kịp thời hạn hiệu lực của Luật Quản lý nợ công từ 1/7/2018.

Tại Hội nghị Phổ biến Luật Quản lý nợ công.

Theo đó, 6 Nghị định bao gồm Nghị định 91/2018/NĐ-CP ngày 26/6/2018 về cấp và quản lý bảo lãnh Chính phủ; Nghị định 92/2018/NĐ-CP ngày 28/6/2018 về quản lý và sử dụng quỹ tích luỹ trả nợ; Nghị định 93/2018/NĐ-CP ngày 30/6/2018 quy định về nghiệp vụ quản lý nợ công; Nghị định 95/2018/NĐ- CP quy định về phát hành, đăng ký, lưu ký, niêm yết và giao dịch công cụ nợ của Chính phủ trên thị trường chứng khoán; Nghị định 97/2018/NĐ-CP ngày 30/6/2018 về cho vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ.

"Các Nghị định được xây dựng đảm bảo tuân thủ quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; hướng dẫn đầy đủ các trình tự, thủ tục có liên quan để đảm bảo thực hiện Luật đầy đủ, kịp thời" - ông Trương Hùng Long khẳng định.

Các nguồn vay tạo nên nợ công sẽ do Bộ Tài chính giám sát

Ông Võ Hữu Hiển - Phó Cục trưởng Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại cho biết, Luật quản lý nợ công 2017 gồm 10 chương và 63 điều, được Quốc hội XIV thông qua để thay thế Luật Quản lý nợ công số 29/2009/QH12 ngày 17/6/2009 nhằm tiếp cận những thông lệ tốt của quốc tế, để huy động vốn kịp thời cho mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay, đặc biệt để phân định rõ chức năng, quyền hạn của các cơ quan trong quản lý nợ công, cũng như gắn trách nhiệm giải trình của các đơn vị quản lý và sử dụng nợ công.

Ngoài ra, Luật cũng nhằm đảm bảo tính đồng bộ giữa chính sách quản lý nợ công với chính sách tài khóa, tiền tệ và đầu tư công theo quan điểm của Đảng, Nhà nước về quản lý nợ công tại Nghị quyết số 07 của Bộ Chính trị về quản lý nợ công an toàn bền vững, hiệu quả.

“So với luật năm 2009 thì luật này có nhiều nội dung mới nhằm bổ sung các công cụ quản lý nợ công bao gồm kế hoạch vay trả nợ công 5 năm, chương trình…đã được thể chế hoá đảm bảo kế hoạch tài chính 5 năm theo Luật Ngân sách nhà nước, kế hoạch đầu tư công trung hạn”, ông Hiển đề cập đến những điểm mới của Luật quản lý nợ công 2017.

Cũng theo ông Hiển, Luật đã thống nhất đầu mối quản lý nợ công, bao gồm các nguồn vay tạo nên nợ công thì phải do Bộ Tài chính giám sát, thẩm định đánh giá, quản lý rủi ro. Đặc biệt, Luật này dành một chương quy định đảm bảo khả năng trả nợ công, với các khoản vay mới chỉ được thực hiện sau khi đánh giá tác động đến quy mô, khả năng trả nợ. Đây là một chương mới.

Theo ông Hiển, trước đây, các quan điểm tập trung huy động mọi nguồn lực cho phát triển kinh tế xã hội, do đó đặt muc tiêu huy động tối đa mọi nguồn lực. Tuy nhiên, việc huy động vốn với mức tăng cao hàng năm và phải trả hàng năm trên quan điểm của Đảng và Nhà nước lần này phải đảm bảo khả năng nợ công, lấy việc đảm bảo khả năng trả nợ mới huy động vốn. Do vậy, Luật đã thể chế hóa quan điểm này. “Các khoản vay mới phát sinh phải được đánh giá khả năng trả nợ trong trung hạn. Trong trường hợp, khoản vay này khi phát sinh gắn với nợ công thì phải được đánh giá đến chỉ tiêu an toàn nợ công”, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Nợ và Tài chính đối ngoại cho biết.

Yến Nhi

vnmedia

Các tin tức khác

>   Tiền lương tối thiểu vùng: Chủ sử dụng lao động đề xuất chỉ tăng 2% (27/07/2018)

>   Thủ tướng: Không cấp phép mới nhập khẩu phế liệu (26/07/2018)

>   Sẽ có KPI để “đo” chính phủ điện tử (25/07/2018)

>   Thủ tướng: Không “ôm giữ” ở bộ, ngành điều kiện không cần thiết (24/07/2018)

>   Xuất khẩu thuỷ sản khó chạm mốc 10 tỷ USD (24/07/2018)

>   PMI tháng 7 vẫn ở mức cao (01/08/2018)

>   Thứ trưởng Tài chính: Nhiều thủ tục trên 'cơ chế một cửa' còn nửa vời (23/07/2018)

>   Ì ạch… doanh nghiệp tư nhân (19/07/2018)

>   Kịch bản nào cho điều hành tỷ giá những tháng cuối năm? (18/07/2018)

>   Áp lực kép đè lên lạm phát (18/07/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật