Thứ Năm, 19/07/2018 06:34

Ì ạch… doanh nghiệp tư nhân

Nếu xét về tỷ trọng trong GDP, khu vực kinh tế tư nhân đang đóng góp gần 40% GDP.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp - đầu tầu của kinh tế tư nhân mới chiếm gần 8% GDP, phần lớn còn lại thuộc về khu vực kinh tế cá thể, hộ gia đình. Theo thống kê, cả nước hiện đang có khoảng 500.000 doanh nghiệp tư nhân. Trong đó số doanh nghiệp quy mô lớn chỉ chiếm 2% tổng số, số doanh nghiệp quy mô vừa cũng là 2%, còn 96% là các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và siêu nhỏ.

Cơ cấu ngành nghề của doanh nghiệp tư nhân chưa hợp lý, hơn 80% hoạt động thương mại, dịch vụ chỉ có hơn 10% hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp, chỉ có khoảng 1% doanh nghiệp đầu tư, hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp.

Các doanh nghiệp - đầu tầu của kinh tế tư nhân mới chiếm gần 8% GDP, phần lớn còn lại thuộc về khu vực kinh tế cá thể, hộ gia đình (Ảnh minh họa).

Vậy điều gì đang cản trở sự phát triển của doanh nghiệp tư nhân, hạn chế khả năng đóng góp vào nền kinh tế?

Chi phí kinh doanh tại Việt Nam hiện vẫn được xem là một “rào cản” không nhỏ cho sự phát triển của kinh tế tư nhân. Đơn cử như chi phí logistics tại Việt Nam theo ước tính của Ngân hàng Thế giới (WB) chiếm tới 25% GDP hằng năm, cao hơn đáng kể so với tỷ trọng 19% của Thái Lan, 18% của Trung Quốc, 13% của Malaysia và cao gần gấp ba lần nếu so với các nước như Mỹ hay Singapore. Với một nền kinh tế định hướng xuất khẩu như Việt Nam, thì chi phí vận tải chiếm hơn 2/3 giá trị hàng hoá, là điều không bình thường.

Theo khảo sát của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, có đến 59% các doanh nghiệp cho rằng họ vẫn còn phải chi trả các chi phí không chính thức và 28% số doanh nghiệp cảm thấy chưa hài lòng đối với chất lượng thi hành công vụ của các cơ quan chính quyền.

Đặc biệt, mới đây, Trưởng Nhóm công tác thuế và hải quan (thuộc VBF) Mark Gillin chỉ ra rằng, chi phí thuế của doanh nghiệp tại Việt Nam chiếm tới 38% lợi nhuận, thực tế còn cao hơn do các rào cản vô hình.

Việt Nam đã xuất hiện những doanh nghiệp tỷ USD, nhưng phần lớn các doanh nghiệp tư nhân Việt Nam khó lớn hoặc không thể lớn vì những rào cản vô hình và hữu hình. Đóng góp của doanh nghiệp tư nhân vào nền kinh tế chưa thực sự tương xứng với tiềm năng và kỳ vọng. Bởi vậy, hoàn thiện thể chế kinh tế vĩ mô đảm bảo tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp được tiếp cận nguồn lực một cách bình đẳng, đặc biệt là tiếp cận vốn và tiếp cận đất đai, chú trọng việc xây dựng chính sách thực thi Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng như Luật Cạnh tranh một cách phù hợp, khắc phục được những cản trở do hạn chế quy mô nhỏ gây ra vẫn là yêu cầu cấp thiết. 

Phan Nam

DIỄN ĐÀN DOANH NGHIỆP

Các tin tức khác

>   Kịch bản nào cho điều hành tỷ giá những tháng cuối năm? (18/07/2018)

>   Áp lực kép đè lên lạm phát (18/07/2018)

>   Xây dựng thành công Chính phủ điện tử tiến tới Chính phủ số ở Việt Nam (18/07/2018)

>   Standard Chartered nâng dự báo tăng trưởng của Việt Nam lên 7% (17/07/2018)

>   Nguy cơ lạm phát bùng lên những tháng cuối năm (17/07/2018)

>   Tăng trưởng kinh tế cả năm 2018 sẽ đạt mục tiêu Chính phủ đề ra (16/07/2018)

>   Không tăng giá điện chỉ là giải pháp tạm thời đảm bảo lạm phát dưới 4% (16/07/2018)

>   Việt Nam có tốc độ tăng lương bình quân “top đầu” khu vực (15/07/2018)

>   Toàn cảnh kinh tế vĩ mô năm 2018 (31/12/2018)

>   Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước xây dựng kịch bản điều hành tỷ giá (12/07/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật