Thứ Năm, 21/06/2018 15:18

Trung Quốc ngừng nhập khẩu, thế giới gặp vấn đề lớn về rác thải

Thế giới có rất ít người xem nhựa đã qua sử dụng là món hàng có giá trị. Dù vậy, Trung Quốc đã nhập khẩu 106 triệu tấn túi, chai, bao bì nhựa và thùng chứa đã qua sử dụng có tổng trị giá 57.6 tỷ USD kể từ năm 1992, lần đầu tiên họ công bố dữ liệu này. Vì vậy, khi Trung Quốc tuyên bố trong năm 2017 rằng họ đã có đủ rác rồi và các Chính phủ khác trên thế giới biết được họ đang gặp vấn đề rất lớn về rác thải. Họ chỉ là không biết được chính xác vấn đề này lớn đến cỡ nào.

Giờ thì họ đã biết. Theo ước tính, vào năm 2030, khoảng 111 triệu metric tấn nhựa đã qua sử dụng sẽ cần được chôn hoặc tái chế ở một nơi nào khác – hoặc không làm gì cả. Đây là kết luận của bài phân tích mới về dữ liệu thương mại toàn cầu UN của các nhà nghiên cứu tại Đại học Georgia.

Tất cả các chai, túi và bao bì thực phẩm nhựa ngày càng gia tăng. Các nhà máy đã thải ra tổng cộng 8.3 tỷ tấn nhựa mới kể từ năm 2017, nhóm nghiên cứu tại Đại học Georgia đã ghi nhận trong năm ngoái. Thậm chí mức 1 triệu metric tấn còn rất khó hình dung ra. Đó là bằng khoảng 621,000 chiếc xe Tesla Model 3s hay 39 triệu giạ ngô. 700 triệu iPhone trên thế giới chỉ chiếm khoảng 1/10 của 1 triệu metric tấn.

Gần 80% khoảng nhựa đã qua sử dụng được quăng vào các bãi rác hoặc thải ra môi trường. Khoảng 10% được đốt. Vài triệu tấn được thải ra đại dương mỗi năm, làm dơ các bãi biển và gây nhiễm độc cả vùng Bắc Thái Bình Dương rộng lớn. Chỉ 9% tổng số nhựa được tái chế. Trung Quốc đã nhập khẩu vào 50% trong tổng số nhựa đã qua sử dụng của năm 2016, tương ứng 7.4 triệu metric tấn.

Khi ngành này bão hòa và các hiệu ứng tiêu cực lên sức khỏe cộng đồng và môi trường đã trở nên rõ ràng, Trung Quốc trở nên chọn lọc hơn về các nguyên vật liệu mà họ sẵn lòng mua. Một đạo luật “Hàng rào Xanh” (Green Fence) đã được thi hành trong năm 2013 để loại bỏ các vật liệu trộn lẫn với thực phẩm, kim loại hoặc các chất gây ô nhiễm khác. Kết quả là xuất khẩu rác thải giảm xuống trong giai đoạn 2012-2013, một xu hướng tiếp tục cho đến tận năm 2017, khi quốc gia mua lớn nhất thế giới cảnh báo rằng sẽ dừng lại hoàn toàn việc mua phế liệu nhựa.

Các quốc gia khác, như Ấn Độ, Việt Nam và Malaysia, đã nhập nhiều nhựa hơn, mặc dù với khối lượng ít hơn Trung Quốc.

Vấn đề nhựa của thế giới ngày càng trầm trọng hơn trong nhiều thập kỷ qua. Kể từ khi hoạt động sản xuất hàng loạt bắt đầu vào đầu thập niên 50, sản lượng hàng năm đã tăng từ khoảng 2 triệu tấn lên 322 triệu tấn trong năm 2015, các nhà nghiên cứu của đại học Georgia cho biết. Tỷ lệ sản xuất hiện tại đã vượt quá khả năng xử lý rác thải một cách hiệu quả và nguồn cung rác thải được cho là ​​sẽ chỉ có tăng lên mà thôi. "Nếu không có ý tưởng mới táo bạo và chiến lược quản lý mới, tỷ lệ tái chế rác thải hiện tại sẽ không còn được đáp ứng, và các mục tiêu và lộ trình đầy tham vọng cho sự tăng trưởng của ngành tái chế trong tương lai sẽ là không thể vượt qua", họ viết.

Vũ Hạo (Theo Bloomberg)

FiLi

Các tin tức khác

>   Căng thẳng thương mại lại dâng cao sau động thái mới nhất từ Trung Quốc và Ấn Độ (21/06/2018)

>   Nhiều nền kinh tế châu Á có thể “vạ lây” vì xung đột thương mại Mỹ-Trung (21/06/2018)

>   Các sếp ngân hàng trung ương lớn cảnh báo về chiến tranh thương mại (21/06/2018)

>   Kinh doanh sa sút, Starbucks chuẩn bị đóng 150 cửa hàng ở Mỹ (21/06/2018)

>   EU sẽ áp thuế nhập khẩu lên 3.2 tỷ USD hàng hóa Mỹ từ ngày 22/06 (21/06/2018)

>   Mối lo mắc 'bẫy nợ' Trung Quốc ở các nước Thái Bình Dương (21/06/2018)

>   Vàng giảm xuống thấp nhất trong năm 2018 (21/06/2018)

>   Dầu WTI vọt gần 2% khi nguồn cung tại Mỹ giảm mạnh nhất từ tháng 1/2018 (21/06/2018)

>   Nomura: Hồng Kông có nguy cơ khủng hoảng tài chính cao nhất (20/06/2018)

>   Bloomberg: Đợt IPO của Xiaomi có thể huy động 6.1 tỷ USD (20/06/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật