Thứ Bảy, 30/06/2018 09:27

Thủ phủ hồ tiêu thất thủ

Giá hồ tiêu trượt dốc không phanh, tiêu chết hàng loạt khiến hàng ngàn nông dân của Gia Lai khốn khổ với loại cây từng được ví là “vàng đen”, nhiều gia đình ngập trong nợ nần.

Nhiều vườn tiêu ở Gia Lai chết trụi. Trần Hiếu

Theo thống kê của ngành nông nghiệp Gia Lai, diện tích hồ tiêu của tỉnh này hiện có hơn 16.000 ha, trong khi quy hoạch đến năm 2020 chỉ trên dưới 6.000 ha. Cùng với 2 tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông, Gia Lai là một trong những tỉnh có diện tích hồ tiêu lớn ở VN.

Ngoài 2 huyện Chư Sê, Chư Pưh là thủ phủ hồ tiêu của Gia Lai với thương hiệu Hồ tiêu Chư Sê, nông dân nhiều huyện còn lại như Đăk Đoa, Mang Yang, Chư Prông… cũng đua nhau trồng. Những chân đất chưa bao giờ trồng hồ tiêu cũng có hàng trăm héc ta tiêu mọc lên. Giá tiêu ươm bầu từ 3.000 đồng/bầu được “thổi” lên 5.000 đồng/bầu, tiêu cắt cành lúc đỉnh điểm có giá đến 35.000 đồng/cành. Đó là lúc hồ tiêu đạt giá cao trong giai đoạn 2012 - 2016, đỉnh điểm có lúc lên đến 220.000 đồng/kg.

Giá hồ tiêu tăng cao giúp cho nhiều nông dân khốn khó trở thành những triệu phú. Nhiều nhà tầng khang trang mọc lên, ô tô được mua sắm… tạo nên những vùng dân cư trù phú. Rất nhiều nông dân sẵn sàng thế chấp “sổ đỏ” cho ngân hàng vay tiền mua đất trồng tiêu. Tính trung bình mỗi héc ta tiêu, ngoài tiền mua đất phải đầu tư vào 300 - 450 triệu đồng để trồng và đến năm thứ 4 mới bắt đầu cho thu hoạch.

Thế nhưng, cuối năm 2016, giá hồ tiêu tuột dốc không phanh, xuống còn 55.000 - 65.000 đồng/kg. Cả vùng trồng tiêu ảm đạm. Đã thiệt đơn lại thiệt kép, thời điểm này tiêu đổ bệnh. Những loại bệnh phổ biến chết nhanh, chết chậm chưa có thuốc đặc trị khiến nhiều nông dân khốn đốn, trắng tay và mang theo số nợ ngân hàng khó có cơ hội trả.

Tổng dư nợ tín dụng hồ tiêu tại Gia Lai theo thống kê đến thời điểm này là trên dưới 4.000 tỉ đồng, trong đó H.Chư Pưh có dư nợ tín dụng cao với trên dưới 1.000 tỉ đồng. Với năng suất 35,6 tạ/ha, tổng sản lượng hơn 49.500 tấn và nếu giá cao như giai đoạn vàng son, số nợ trên chưa phải đáng lo. Song, như giá cả hiện nay, nông dân trồng tiêu may mắn lắm cũng chỉ hòa vốn hoặc có lãi chút ít thì số nợ trên là nỗi ám ảnh.

Trong những năm qua, giá cà phê, cao su, hồ tiêu đều giảm khiến hàng chục ngàn nông dân Gia Lai cũng như Tây nguyên khó càng thêm khó. Thủ phủ hồ tiêu của Gia Lai ngày nào, giờ đang thất thủ!

Trần Hiếu

THANH NIÊN

Các tin tức khác

>   Trung Quốc giảm thu mua sắn Việt Nam (30/06/2018)

>   Giá nông sản hôm nay 30/6: Giá cà phê giảm sâu, cần mua ngay, bán ngay (30/06/2018)

>   Hơn 99% vải thiều xuất khẩu của Bắc Giang sang thị trường Trung Quốc (29/06/2018)

>   Giá heo hơi hôm nay 28/6: Bộ Công Thương nói gì về giá lợn hơi tháng 6? (28/06/2018)

>   Nông sản miền Tây lần lượt rớt giá (28/06/2018)

>   Hải sản Việt Nam vẫn chưa gỡ được “thẻ vàng” của EU (27/06/2018)

>   Chỉ chờ “visa”, xoài Việt đã có đơn hàng tại Mỹ (27/06/2018)

>   Giá thực phẩm ở Sài Gòn đồng loạt tăng (27/06/2018)

>   Giá cà phê trong nước lao dốc (27/06/2018)

>   Hoa Kỳ sẽ sớm công nhận hệ thống quản lý cá da trơn của Việt Nam (27/06/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật