Thứ Tư, 27/06/2018 14:17

Hải sản Việt Nam vẫn chưa gỡ được “thẻ vàng” của EU

Thanh tra Ủy ban châu Âu (EC) sẽ quay lại Việt Nam để xem xét vấn đề “thẻ vàng” hải sản vào tháng 1-2019.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sau thời gian kiểm tra tại Việt Nam từ ngày 15-5 đến 24-5, đoàn thanh tra của Ủy ban châu Âu (EC) đã ghi nhận những tiến bộ từ Việt Nam trong việc khắc phục "thẻ vàng" với hải sản xuất khẩu do việc đánh bắt bất hợp pháp. Qua làm việc, hai bên đã thống nhất rằng đoàn công tác của EC sẽ quay lại Việt Nam để xem xét vấn đề "thẻ vàng" hải sản vào tháng 1-2019. Với Việt Nam, vấn đề cơ bản là hai bên đã thực sự vào cuộc và không tạo ra những rào cản, gây ách tắc cho hải sản Việt Nam xuất khẩu vào Liên minh châu Âu (EU).

Hải sản đánh bắt cũng phải truy xuất được nguồn gốc

Hiện nay, Việt Nam có gần 110.000 tàu cá đánh bắt hải sản, trong đó khoảng 33.000 tàu cá đánh bắt xa bờ (công suất 90 CV trở lên), nhưng chỉ khoảng 3.000 tàu được lắp thiết bị định vị vệ tinh Movimar. Như vậy, lượng tàu cần lắp các thiết bị định vị vệ tinh còn rất lớn nhưng còn thiếu kinh phí thực hiện. Phía Việt Nam đã công bố thông tin thể hiện sự minh bạch, không giấu giếm với đoàn công tác của EC.

Về các khuyến nghị của EC liên quan đến hệ thống pháp luật kiểm soát khai thác trái phép, Việt Nam đã đưa vào luật Luật Thủy sản 2017, các nghị định, văn bản hướng dẫn… nhưng cần đẩy mạnh việc thực thi ở các địa phương trong thời gian tới.

Trước đó, ngày 23-10-2017, EC thông báo áp dụng biện pháp cảnh báo bằng thẻ vàng đối với sản phẩm hải sản xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường EU.

Theo bà Nguyễn Thị Thu Sắc, Phó Chủ tịch Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), vấn đề truy xuất nguồn gốc và đánh bắt bền vững phần lớn nằm ở khâu kiểm soát, quản lý của nhà nước. Những vấn đề này đã được Chính phủ và các Hiệp hội nhận diện từ 20 năm trước khi EU cấp mã số xuất khẩu cho thủy sản Việt Nam nhưng chưa được thực hiện đến nơi đến chốn.

Theo bà Thu Sắc, ở giai đoạn thẻ vàng, doanh nghiệp rất khó khăn trong việc xuất khẩu hàng đi EU nhưng cũng là cơ hội để Việt Nam khẳng định với thế giới về quyết tâm cải thiện hệ thống quản lý để gỡ bỏ thẻ vàng.

Hải sản khai thác biển trước giờ luôn chiếm vị trí quan trọng trong cơ cấu xuất khẩu thủy sản sang EU với kim ngạch xuất khẩu bình quân luôn đạt từ 300-400 triệu USD.

V.Ngọc

Người Lao động

Các tin tức khác

>   Chỉ chờ “visa”, xoài Việt đã có đơn hàng tại Mỹ (27/06/2018)

>   Giá thực phẩm ở Sài Gòn đồng loạt tăng (27/06/2018)

>   Giá cà phê trong nước lao dốc (27/06/2018)

>   Hoa Kỳ sẽ sớm công nhận hệ thống quản lý cá da trơn của Việt Nam (27/06/2018)

>   Giá heo hơi hôm nay 26/6: Mới nhất tăng lên 51.000 đồng/kg, giá lợn giống cũng tăng theo (26/06/2018)

>   Giá nông sản hôm nay 26/5: Giá cà phê "thủng sàn" giảm sốc, giá tiêu chưa có triển vọng (26/06/2018)

>   Vừa thoát ế ẩm, giải cứu: Thịt lợn Việt Nam đạt được điều chưa từng có (26/06/2018)

>   Rủi ro lớn, người nuôi vẫn chưa dám tăng đàn dù giá heo khá cao (25/06/2018)

>   Bán rau quả thu tỉ USD vẫn lo (25/06/2018)

>   Phân tích kỹ thuật Hàng hóa tháng 06/2018 (Kỳ 2): Cà phê và cao su vững đà giảm (26/06/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật