Thứ Hai, 04/06/2018 09:38

HSBC: Nhiều điểm sáng về tình hình tài chính Việt Nam

Ngân hàng HSBC vừa công bố báo cáo về tình hình kinh tế Việt Nam. Trong báo cáo này, HSBC đánh giá tích cực về thị trường Việt Nam liên quan đến phương diện tình hình tài chính và tăng trưởng kinh tế. Song, ngân hàng này cũng chỉ ra những rủi ro trong thời gian tới về lạm phát và hoạt động xuất khẩu của Việt Nam.

Những điểm sáng

Gần đây, nền kinh tế Việt Nam có nhiều yếu tố để tỏ ra vui mừng: Tăng trưởng vẫn mạnh, thị trường chứng khoán vẫn ổn định trước sự bất ổn từ các thị trường mới nổi và gần đây còn được Fitch Ratings nâng bậc tín nhiệm quốc gia. Tuy nhiên, quan trọng hơn cả, Việt Nam đã kiểm soát tốt hơn nợ công, cụ thể tỷ lệ nợ công trên GDP giảm lần đầu tiên kể từ năm 2012. Đây là tín hiệu tích cực khi Việt Nam hy vọng sẽ tránh vượt ngưỡng giới hạn đi vay tự đặt ra là 65% GDP. HSBC điều chỉnh giảm dự báo về tỷ lệ nợ công/GDP trong năm nay và năm tới để phản ánh sự cải thiện tình hình tài chính của Việt Nam.

* Fitch Ratings nâng bậc của Vietinbank, Vietcombank và Agribank lên “BB-”

HSBC kỳ vọng tỷ lệ nợ công/GDP của Việt Nam sẽ tăng ở mức vừa phải lên 61.6% trong năm nay và giảm xuống 61.4% vào năm 2019 (thể hiện ở biểu đồ 1). HSBC đưa ra dự báo này dựa trên giả định thâm hụt tài khóa là 4% GDP trong cả năm 2018 và 2019 – cao hơn mức thâm hụt mục tiêu của Chính phủ Việt Nam là 3.7% trong năm nay.

Đáng chú ý, tình hình tài chính của Việt Nam thậm chí còn tốt hơn cả dự báo của HSBC (ít nhất là trong ngắn hạn). Tăng trưởng GDP của Việt Nam vẫn mạnh, ghi nhận tăng trưởng 7.4% trong quý 1/2018 và dễ dàng vượt qua dự báo trước đó.

Mặc dù những phân tích chi tiết về ngân sách trong năm 2017 vẫn chưa có, nhưng dường như bảng cân đối kế toán của Chính phủ Việt Nam được cải thiện nhờ quá trình tư nhân hóa các doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) (6 tỷ USD).

Hơn nữa, năm 2018 được xem là một năm lớn đối với quá trình tư nhân hóa các DNNN, khi Chính phủ Việt Nam muốn bán 6.5 lần lượng cổ phiếu đã chào bán trong năm 2017. Điều này không có nghĩa là dòng vốn vào sẽ khớp với mức 6 tỷ USD của năm trước, một phần do các công ty nhỏ hơn cũng dự kiến tư nhân hóa trong năm nay. Nhờ đó, lượng vốn từ quá trình này sẽ giúp giảm bớt thâm hụt ngân sách của Chính phủ Việt Nam. Dựa trên những ước tính của HSBC, thâm hụt tài khóa trong năm 2017 chỉ quanh mức 3.3% GDP, thấp hơn cả mức mục tiêu 3.5% của Chính phủ Việt Nam.

Nỗ lực tư nhân hóa của Chính phủ Việt Nam nên triển khai hoàn toàn trong năm nay, trong lúc nguồn thu Chính phủ vẫn còn hưởng lợi từ đà tăng của giá dầu.

Gần đây, nguồn thu của Chính phủ Việt Nam cũng hưởng lợi từ đà leo dốc của giá dầu. Là một quốc gia xuất khẩu ròng dầu thô, nguồn thu của Chính phủ dịch chuyển cùng hướng với giá dầu (thể hiện ở biểu đồ 3).

Chẳng ngạc nhiên khi nguồn thu của Việt Nam liên tục giảm trong giai đoạn từ năm 2012-2016, khi giá dầu lao dốc – đây cũng là lý do dẫn tới sự gia tăng thâm hụt tài khóa và nợ công. Hơn nữa, nguồn thu từ dầu trong tổng nguồn thu Chính phủ giảm từ mức 30% trong năm 2006 xuống chỉ còn 3.6% trong năm 2016 (biểu đồ 4).

Tuy nhiên, giá dầu đã đảo chiều trong vài năm qua, một tín hiệu tích cực đối với ngân sách tài chính trong ngắn hạn. Dựa trên những ước tính của HSBC, nguồn cung dầu của Chính phủ Việt Nam có thể tăng lên 60 tỷ đồng (tương đương 2.6 tỷ USD) trong năm 2017, từ mức 50 tỷ đồng (tương đương 2.1 tỷ USD) trong năm 2016. Con số này có thể vọt lên 76 tỷ đồng (tương đương 3.3 tỷ USD) trong năm nay và năm tới, với giả định giá dầu bình quân ở mức 70 USD/thùng (HSBC dự báo giá dầu Brent ở mức 70 USD/thùng trong cả hai năm 2018 và 2019). Điều này có thể góp phần cải thiện tình hình tài chính của Việt Nam, và còn giúp làm giảm nợ công.

Bên cạnh đó, Chính phủ Việt Nam muốn cải thiện thêm sự ổn định tài chính như đã được thể hiện trong các đề xuất giữ vững nguồn thu gần đây.

Lạm phát gia tăng, xuất khẩu bị giới hạn

Tuy nhiên, vẫn còn đó những nỗi lo trong thời gian tới. Đầu tiên, lạm phát gia tăng 3.9% trong tháng 5/2018 (xét trong 12 tháng), thấp hơn một chút so với mục tiêu 4% của Ngân hàng Nhà nước (SBV). Điều này tạo ra rủi ro lạm phát có thể vượt mức mục tiêu của SBV, vốn có thể diễn ra sớm nhất vào tháng 6/2018. Hơn nữa, HSBC tiếp tục nhận thấy các dấu hiệu cho thấy đà tăng trưởng của thiết bị điện tử tiêu dùng đang suy tàn, trong đó xuất khẩu điện thoại và thiết bị điện tử giảm 2 tháng liên tiếp trong tháng 5/2018 (xét trên 12 tháng).

 

Chỉ số nhà quản trị mua hàng PMI toàn phần lĩnh vực sản xuất Việt Nam đã tăng từ mức 52.7 điểm trong tháng 4 lên 53.9 điểm trong tháng 5. Kết quả này cho thấy sự cải thiện đáng kể nhất của lĩnh vực sản xuất kể từ tháng 4/2017. 

* PMI tháng 5 tăng lên 53.9 điểm, sản xuất cải thiện mạnh

Vũ Hạo

FiLi

Các tin tức khác

>   Muốn thoái vốn, Habeco phải 'ưu tiên Carlsberg’? (03/06/2018)

>   Ông Trần Bắc Hà vi phạm rất nghiêm trọng, phải xử lý kỷ luật (02/06/2018)

>   Ngoài kênh Sào Khê, Ninh Bình còn loạt dự án đội vốn nghìn tỷ (02/06/2018)

>   Nhiều phi công Vietnam Airlines xin thôi việc (02/06/2018)

>   Uỷ ban Kiểm tra: Vi phạm vụ mua cổ phần AVG 'rất nghiêm trọng' (02/06/2018)

>   Đề xuất chủ SIM 11 số không cần đến ngân hàng cập nhật thông tin (02/06/2018)

>   Grab châm ngòi cuộc chiến ứng dụng gọi xe (02/06/2018)

>   Phải thay đổi cách quản lý vỉa hè (02/06/2018)

>   Hà Nội sẽ sáp nhập 12 chi Cục Thuế (02/06/2018)

>   "Mục tiêu 1 triệu doanh nghiệp vào năm 2020 có nguy cơ không thành" (02/06/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật