Thứ Hai, 25/06/2018 18:08

Góc nhìn 26/06: Tiếp tục hồi phục

Trong phiên giao dịch 26/06, VN-Index vẫn có thể tiếp tục hồi phục với mục tiêu là vùng kháng cự trong khoảng 995-1,000 điểm (MA10-20), ngưỡng hỗ trợ gần nhất tại 985 điểm (MA200).

Tiếp tục hồi phục

CTCK Sài Gòn-Hà Nội (SHS): Phiên giao dịch đầu tuần ngỡ là sẽ hết sức tích cực khi VN-Index tăng mạnh ngay sau phiên ATO nhưng đã kết thúc khá bình thường. Với mức tăng điểm vừa phải, đi kèm với đó là thanh khoản ở mức thấp và hệ số tăng/giảm trên cổ phiếu chỉ nhỉnh hơn trung tính một chút thì phiên tăng hôm nay chỉ mang tính tiếp nối phiên hồi phục kỹ thuật vào cuối tuần trước.

Trên góc độ kỹ thuật, việc các ngưỡng hỗ trợ và kháng cự đang ở rất gần có thể khiến cho diễn biến giằng co với các phiên tăng/giảm đan xen đi kèm thanh khoản thấp có thể tiếp tục diễn ra. Việc khối ngoại mua ròng phiên thứ ba liên tiếp có thể là chất xúc tác cho thị trường trong các phiên tới.

Dự báo, trong phiên giao dịch 26/06, VN-Index vẫn có thể tiếp tục hồi phục với mục tiêu là vùng kháng cự trong khoảng 995-1,000 điểm (MA10-20), ngưỡng hỗ trợ gần nhất tại 985 điểm (MA200). Nhà đầu tư ngắn hạn nên tiếp tục duy trì tỷ trọng ở mức an toàn và quan sát diễn biến thị trường để có quyết định hợp lý. Nhà đầu tư dài hạn có thể tiếp tục nắm giữ những cổ phiếu đang có vị thế tốt trong danh mục và triển vọng tăng trưởng tích cực trong 6 tháng cuối năm.

Quan sát thị trường

CTCK Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSI): Mở đầu phiên giao dịch, chỉ số tăng điểm khá mạnh tại nhóm VN30 cho thấy tâm lý hưng phấn của nhà đầu tư. Thông tin Nga và OPEC sẽ không tăng sản lượng đã tạo đà tăng cho nhóm dầu khí. Tuy nhiên, càng về cuối phiên, lực cầu yếu dần, khiến đà tăng của các cổ phiếu lớn bị thu hẹp lại. Thanh khoản phiên giao dịch hôm 25/06 vẫn ở mức thấp.

BSI cho rằng nhà đầu tư nên quan sát, theo dõi thị trường và việc mua bán của khối ngoại.

Tăng trong ngắn hạn

CTCK Asean (Asean Securities): Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ 25/06, chỉ số VN-Index tăng hơn 7 điểm, đóng cửa ở mức 990.52. Trong đó, nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn (VIC, VHM, VNM, MSN, VRE, BVH,…) và ngân hàng (VCB, TCB, CTG, BID,…) tiếp tục đóng góp phần lớn điểm số cho VN-Index. Thanh khoản HOSE cải thiện nhẹ so với 2 phiên trước nhưng vẫn ở mức thấp với hơn 140 triệu cổ phiếu, giá trị gần 3,300 tỷ đồng. Về phía nước ngoài, họ mua ròng phiên thứ 3 liên tiếp với hơn 65 tỷ đồng.

Asean Securities  cho rằng việc nước ngoài quay lại mua ròng, các quỹ chốt NAV 6 tháng đầu năm, giá dầu tăng và kỳ vọng về kết quả kinh doanh quý 2 sẽ là những yếu tố hỗ trợ đà tăng của chỉ số trong ngắn hạn.

Trong kịch bản tích cực, vùng 1,000-1,020 điểm sẽ đóng vai trò là vùng kháng cự gần, đồng thời là vùng giảm tỷ trọng cổ phiếu trong danh mục, xem xét tăng tỷ trọng khi vượt kháng cự 1,020.

Các nhịp lình xình

CTCK Bảo Việt (BVS): Phiên hồi phục của thị trường đi kèm thanh khoản thấp và lực cầu tập trung chủ yếu ở nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn chưa phải là tín hiệu tin cậy cho thấy xu hướng điều chỉnh của thị trường chung đã kết thúc. Nhiều khả năng thị trường sẽ trải qua các nhịp lình xình, phân hóa trong thời gian tới, phụ thuộc vào kỳ vọng kết quả kinh doanh quý 2 ở từng doanh nghiệp sẽ sớm được công bố.

VN-Index tăng 0.75% lên 990.52 điểm. Đà tăng được duy trì trong suốt phiên giao dịch nhưng có dấu hiệu bị suy yếu về cuối phiên.

Thanh khoản thị trường đạt 118 triệu cổ phiếu, tăng nhẹ nhưng vẫn thấp hơn tương đối so với mặt bằng khối lượng bình quân 21 phiên, còn độ rộng thị trường nghiêng về phía các mã tăng điểm.

Khoảng trống tăng giá được hình thành trong phiên hôm này có thể giúp chỉ số tạo  thành  mẫu hình đảo chiều “Island Reversal”.  Vùng  983-988  điểm  sẽ là vùng hỗ trợ của chỉ số trong một vài phiên kế tiếp. Nếu chỉ số giữ vững được vùng hỗ trợ này đồng thời bứt phá thành công qua vùng kháng cự tâm lý quanh 1,000 điểm, thì có thể kỳ vọng đường giá sẽ hướng đến đường SMA50 tương ứng 1,033-1,042 điểm trong ngắn hạn.

Trong kịch bản không giữ được vùng hỗ trợ trên thì khả năng chỉ số quay lại xu hướng giảm và hướng về vùng hỗ trợ 930-945 điểm cần phải được tính đến.

Dòng tiền trong những phiên tới có thể sẽ có sự phân hóa rõ nét hơn giữa các lớp cổ phiếu, chủ yếu tập trung ở nhóm cổ phiếu bluechips có tính dẫn dắt như VCB, HPG, VIC, VNM… Nhóm cổ phiếu đầu cơ cũng có thể sẽ tạo được diễn biến khởi sắc trong bối cảnh thanh khoản thị trường đang ở mức trung bình thấp.

Nhà đầu tư chỉ nên duy trì tỷ trọng danh mục của mình ở mức tối đa 30% cổ phiếu trong giai đoạn hiện tại.

Nguyên Ngọc

FILI

Các tin tức khác

>   Top cổ phiếu đáng chú ý đầu phiên 26/06 (26/06/2018)

>   Cổ phiếu bất động sản và tài chính hút dòng tiền (25/06/2018)

>   Lãnh đạo mua bán cổ phiếu: Nghiêng về bên bán (25/06/2018)

>   Việt Nam - điểm đến cho dòng vốn “tháo chạy” từ thị trường giá xuống? (25/06/2018)

>   Đầu tuần 25/06: Đọc gì trước giờ giao dịch? (25/06/2018)

>   Góc nhìn tuần 25-29/06: Tăng điểm lấy lại các mốc quan trọng đã mất (24/06/2018)

>   Vietstock Weekly 25-29/06/2018: Gia tăng động lực hồi phục? (24/06/2018)

>   Chứng khoán Tuần 18/06-22/06: Sức ép hạ nhiệt về cuối tuần (22/06/2018)

>   Tuần 25-29/06/2018: 10 cổ phiếu “nóng” dưới góc nhìn PTKT của Vietstock (24/06/2018)

>   Phân tích kỹ thuật chứng khoán Việt Nam: Tuần 25-29/06/2018 (24/06/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật