Thứ Bảy, 16/06/2018 11:03

Fed và ECB làm xáo trộn thị trường tiền tệ và chứng khoán toàn cầu trong tuần qua

Đà bán tháo ở thị trường mới nổi vẫn chưa có dấu hiệu suy giảm, khi nỗi lo ngại ngày càng gia tăng về chiến tranh thương mại, quan điểm “diều hâu” của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) và quyết định chấm dứt chương trình mua trái phiếu của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã làm rung chuyển thị trường chứng khoán và tiền tệ.

Chỉ số MSCI Emerging Markets sụt 1.9% trong tuần qua, mức giảm mạnh nhất trong 1 tháng, còn chỉ số đo lường diễn biến của đồng tiền tại các thị trường đang phát triển lao xuống mức đáy 6 tháng. Chỉ số Bloomberg Barclays – vốn theo dõi các trái phiếu Chính phủ của các thị trường mới nổi – mất 0.2%, qua đó đánh dấu 2 tuần suy giảm liên tiếp.

Những diễn biến nổi bật trong tuần kết thúc ngày 15/06:

  • Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) nâng lãi suất lần 2 trong năm 2018, đồng thời dự báo có thể nâng thêm 2 đợt nữa trong năm nay.
  • Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cho biết có thể dừng mua trái phiếu vào tháng 12/2018, đồng thời cam kết giữ lãi suất ở mức hiện tại ít nhất là cho đến mùa hè năm 2019. Chính động thái “bồ câu” hơn dự báo đã đè nặng lên đồng Euro và thúc đẩy đồng USD.
  • Nhà đầu tư quỹ ETF bán đổ bán tháo cổ phiếu thị trường mới nổi trong tuần rút vốn thứ 4 liên tiếp, chuỗi mất vốn tồi tệ nhất trong 2 năm.
  • Đồng Peso của Argentina lao dốc hơn 10% ngay cả khi nhận được khoản cho vay từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) lớn nhất trong lịch sử; Luis Caputo trở thành nhà lãnh đạo mới của Ngân hàng Trung ương Argentina sau vụ từ chức bất ngờ của ông Federico Sturzenegger.
  • Nhà lãnh đạo Triều Tiên, Kim Jong Un, đồng ý hướng về việc hoàn toàn phi hạt nhân hóa trong một tuyên bố với Tổng thống Mỹ Donald Trump, nhưng các điều khoản vẫn chưa xác định và thiếu thông tin chi tiết về những gì sẽ xảy ra tiếp theo.
    • Đồng Real của Brazil suy giảm trong tuần qua; NHTW Brazil cung cấp hợp đồng hoán đổi tiền tệ trị giá 5 tỷ USD trong ngày thứ Năm (14/06).
  • Bộ Tài chính và NHTW Brazil sẽ tiếp tục thực hiện các động thái để làm giảm mức độ beiens động, Bộ trưởng Tài chính, Eduardo Guardia, cho hay.
  • NHTW Nga giữ nguyên lãi suất ở mức 7.25%.
  • Đồng Lira của Thổ Nhĩ Kỳ là một trong những đồng tiền giảm mạnh nhất. Tổng thống Recep Tayyip Erdogan có thể giành chiến thắng vòng bỏ phiếu đầu tiên vào ngày 24/06 với tỷ lệ ủng hộ là 50.8%, theo cuộc thăm dò ngày 07-11/06/2018.

Châu Á

  • Đồng Nhân dân tệ (NDT) của Trung Quốc suy yếu và chỉ số Shanghai Composite rơi xuống mức thấp nhất kể từ năm 2016, khi dữ liệu kinh tế tháng 5/2018 cho thấy nền kinh tế bị mất đà.
    • Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) không nâng lãi suất theo chân Fed, khi doanh số bán lẻ, sản lượng công nghiệp và khoản đầu tư đều không như ước tính.
    • Việc áp giới hạn 20% lên lượng vốn hồi hương đóối ới các công ty trong chương trình Nhà đầu tư Tổ chức Nước ngoài Đủ điều kiện (QFII) đã bị loại bỏ, Cơ quan Quản lý Ngoại hối Nhà Nước Trung Quốc (CSAFE) cho biết.
  • Đồng Won của Hàn Quốc là đồng tiền giảm mạnh nhất châu Á, lao dốc 2% so với đồng USD khi nhà đầu tư không bị choáng ngợp bởi hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều.
  • Đồng Rupee của Ấn Độ nới rộng đà lao dốc 2 tuần khi thâm hụt tài khoản vãng lai nới rộng nhiều hơn dự báo trong quý 1/2018 do đà tăng của giá dầu; trong tháng 5/2018, lạm phát tăng trưởng lên 4.87% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn mức 4.58% của tháng trước.
    • Ấn Độ có thể giảm quy mô phát hành trái phiếu kỳ hạn ngắn, Bộ trưởng Kinh tế Subhash Garg cho hay.
  • Đồng Peso của Philippines lao dốc khi chỉ số chứng khoán chuẩn của quốc gia này sụt 2.7% trong tuần qua, mức giảm mạnh nhất kể từ tháng 3/2018, khi nhà đầu tư nước ngoài liên tục rút vốn.
    • Ngân hàng Trung ương Philippines sẽ cân nhắc về đợt nâng lãi suất của Fed và triển vọng của cơ quan này tại cuộc họp ngày 20/06/2018, Thống đốc Nestor Espenilla cho hay. NHTW Philippines đã chuyển ngày họp trước 1 ngày so với dự kiến.
  • Đồng Bath của Thái Lan có tuần tồi tệ nhất kể từ năm 2015, còn trái phiếu Chính phủ Thái lan kỳ hạn 10 năm có tuần suy yếu đầu tiên trong 3 tuần vừa qua. Các cuộc bầu cử chắc chắn sẽ được tổ chức vào tháng 2/2019, Prayuth Chan-Ocha, nhà lãnh đạo của Chính phủ Thái Lan, cho hay.
  • Đồng Ringgit của Malaysia leo dốc; Thủ tướng Mahathir Mohamad cho biết ông đã xác định được một ai đó để lên vị trí Thống đốc NHTW, nhưng khong thể công bố tên cho đến khi được Vua Malaysia đồng ý; trước đó, tờ Wall Street Journal ghi nhận Nor Shamsiah Mohd Yunus đã được nhận vào vị trí này.
  • Đồng Rupee của Pakistan trượt dốc sau khi NHTW nước này phá giá đồng nội tệ lần thứ 3 kể từ tháng 12/2017, trước áp lực kinh tế ngày càng gia tăng và lời đồn đoán rằng quốc gia này có thể cần sự trợ giúp từ IMF.

Châu Âu, Trung Đông và châu Phi

  • Đồng Lira của Thổ Nhĩ Kỳ là đồng tiền giảm mạnh thứ hai trong số các đồng tiền tại thị trường mới nổi trong tuần qua, chỉ sau đồng Peso của Argentina.
    • NHTW Thổ Nhĩ Kỳ dự báo áp lực lạm phát tiếp tục gia tăng trong tháng 6/2018.
    • Nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ tăng trưởng 7.4% trong quý 1/2018, còn thâm hụt tài khoản vãng lai ở mức 5.43 tỷ USD trong tháng 4/2018, cao hơn so với dự báo thâm hụt 5.15 tỷ USD trước đó.
    • Chỉ số Borsa Istanbul 100 rơi xuống mức thấp nhất kể từ tháng 4/2017 trước khi phục hồi trong ngày thứ Sáu (15/06).
  • Trái phiếu kỳ hạn 10 năm định danh bằng đồng Ruble của Nga giảm 3 tuần liền, qua đó nâng lợi suất trái phiếu thêm 15 điểm cơ bản lên 7.67%, khi đồng Ruble có tuần tồi tệ nhất kể từ tháng 4/2018.
    • Nga dự định nâng tuổi nghỉ hưu và gia tăng thuế giá trị gia tăng (VAT).
    • Ả-rập Xê-út muốn tiếp tục hợp tác với Nga về lĩnh vực dầu, Thái tử Mohammed bin Salman cho biết tại cuộc thảo luận với Tổng thống Nga, Vladimir Putin.
  • Đồng Rand của Nam Phi sụt 2.7% trong tuần qua; niềm tin doanh nghiệp rút khỏi đỉnh 3 năm trong quý 1/2018, còn doanh số bán lẻ thì không đạt như kỳ vọng, tăng trưởng ở mức chậm nhất kể từ tháng 2/2017.
    • Chỉ số FTSE/JSE Africa All Share suy giảm, chấm dứt chuỗi tăng 2 tuần liên tiếp.
    • Rủi ro suy giảm đối với triển vọng kinh tế Nam Phi là rất đáng chú ý, trong đó áp lực chi tiêu và chi phí lương trong lĩnh vực công cao hơn có khả năng làm gia tăng chi phí tài chính và tác động tiêu cực tới tăng trưởng, IMF cho hay.
  • Đồng Forint của Hungary giảm mạnh nhất trong khu vực Đông Âu; NHTW Hungary chuẩn bị thay đổi chính sách và thắt chặt điều kiện tiền tệ nếu đà suy giảm của đồng Forint đe dọa tới mục tiêu lạm phát, Phó Thống đốc Marton Nagy nói với nhà đầu tư và trader, dựa theo nguồn tin thân cận.

Mỹ La Tinh

  • Đồng Peso của Argentina nới rộng đà lao dốc kéo dài 8 tuần; Chính phủ dự tính bán nhiều nhất 7.5 tỷ USD trên thị trường ngoại hối để hỗ trợ chi tiêu ngân sách, khi họ tiếp cận được khoản vay từ IMF.
    • NHTW Argentina giữ nguyên lãi suất ở mức 40% và cho biết lãi suất sẽ vẫn ở mức cao cho đến khi lạm phát bắt đầu suy yếu.
    • Lợi suất trái phiếu thế kỷ của Argentina nhảy vọt lên mức 9% lần đầu tiên.
  • Đồng Real của Brazil tiếp tục đà giảm; rủi ro lạm phát dưới mức mục tiêu đã giảm bớt.
    • Chỉ số chứng khoán Ibovespa giảm xuống thấp nhất kể từ tháng 8/2017.
  • Đồng Peso của Mexico giảm 3 tuần liền; Andres Manuel Lopez Obrador – ứng cử viên được yêu thích trong cuộc bầu cử Tổng thống – sẽ cố gắng trấn an nhà đầu tư và những nhà lãnh đạo doanh nghiệp.
    • Cuộc đàm phán về Hiệp định Mậu dịch Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) sẽ tiếp tục đến mùa hè này khi cả ba quốc gia đồng ý phối hợp để hướng tới một thỏa thuận, Bộ trưởng Ngoại giao Canada, Chrystia Freeland, cho biết sau cuộc họp với Đại diện Thương mại Mỹ, Robert Lighthizer
    • Trái phiếu kỳ hạn 10 năm định danh bằng đồng Peso của Mexico nhảy vọt lên 8%, mức cao nhất kể từ năm 2011.
  • Đồng Peso của Comlombia đứt mạch 3 tuần leo dốc liên tiếp.

Vũ Hạo (Theo Bloomberg)

FiLi

Các tin tức khác

>   Bất chấp căng thẳng thương mại, Nasdaq Composite tăng 4 tuần liên tiếp (16/06/2018)

>   Dow Jones rớt hơn 250 điểm sau tuyên bố áp thuế của Donald Trump (15/06/2018)

>   Shanghai Composite xuống thấp nhất kể từ năm 2016, về gần ngưỡng 3,000 điểm (15/06/2018)

>   Nasdaq Composite lập kỷ lục mới sau thông tin từ ECB (15/06/2018)

>   Chứng khoán châu Á nhuốm sắc đỏ sau tín hiệu nâng lãi suất của Fed, Kospi giảm gần 2% (14/06/2018)

>   Dow Jones lùi bước sau quyết định nâng lãi suất của Fed (14/06/2018)

>   Vừa giao dịch trở lại, cổ phiếu ZTE đã rớt gần 40% (13/06/2018)

>   S&P 500 và Nasdaq tăng điểm chờ tin từ Fed (13/06/2018)

>   TTCK Mỹ xuất hiện dấu hiệu chuẩn bị điều chỉnh? (12/06/2018)

>   Phố Wall tăng nhẹ trước thềm hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều (12/06/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật