Thứ Ba, 05/06/2018 10:00

EVN phải chi hàng nghìn tỷ cho tái định cư thủy điện Sơn La

Mục tiêu của đề án là đến năm 2025 thu nhập bình quân đầu người của vùng tái định cư tăng gấp 3 lần năm 2014 và không còn hộ nghèo...

Đề án áp dụng thực hiện cho 82 xã, phường, thị trấn có điểm tái định cư tập trung, xen ghép của 99 khu trên địa bàn các tỉnh: Sơn La, Điện Biên, Lai Châu thuộc dự án di dân, tái định cư thủy điện Sơn La.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa phê duyệt đề án ổn định dân cư, phát triển kinh tế - xã hội vùng tái định cư thủy điện Sơn La.

Theo đó, đề án trên được thực hiện từ năm 2018 - 2025, chia thành 2 giai đoạn, trong đó giai đoạn 1 từ năm 2018 - 2020; giai đoạn 2 từ năm 2021 - 2025.

Tổng vốn đầu tư của đề án là 6.945 tỷ đồng, trong đó Sơn La 5.141 tỷ, Điện Biên 926 tỷ, Lai Châu 878 tỷ. Nguồn vốn này được lấy từ vốn khấu hao của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN); vốn huy động của dân và các nguồn hợp pháp khác.

Đề án áp dụng thực hiện cho 82 xã, phường, thị trấn có điểm tái định cư tập trung, xen ghép của 99 khu trên địa bàn các tỉnh: Sơn La, Điện Biên, Lai Châu thuộc dự án di dân, tái định cư thủy điện Sơn La; trong đó: tỉnh Sơn La: 57 xã; tỉnh Điện Biên: 09 xã; tỉnh Lai Châu: 16 xã. Tổng số thôn, bản là 410 bản với 21.820 hộ tái định cư, trong đó hộ gốc là 20.340 và hộ phát sinh là 1.480 hộ và 222 thôn bản sở tại với 24.508 hộ bị ảnh hưởng.

Mục tiêu của Đề án nhằm tạo sự chuyển biến về sản xuất, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng phát triển sản xuất nông nghiệp có năng suất, chất lượng cao, liên kết theo chuỗi giá trị hàng hóa; tăng tỷ lệ lao động được đào tạo nghề ở nông thôn; cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân sau tái định cư dự án thủy điện Sơn La, không còn hộ có nguy cơ tái nghèo.

Cụ thể, đến năm 2020, thu nhập bình quân đầu người tăng gấp 2 lần năm 2014 và tỷ lệ hộ nghèo giảm còn dưới 10%; đến năm 2025 thu nhập bình quân đầu người tăng gấp 3 lần năm 2014 và không còn hộ nghèo.

Đến năm 202 giảm tỷ lệ lao động nông nghiệp đến năm 2020 còn 73%, đến năm 2025 còn 65%; đào tạo chuyển đổi nghề và việc làm cho 47.036 người, bình quân mỗi năm đào tạo được 5.880 người.

Đồng thời, nâng cấp, sửa chữa và xây dựng mới các công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu tại các khu, điểm tái định cư phục vụ phát triển kinh tế - xã hội vùng tái định cư thủy điện Sơn La trên địa bàn các tỉnh: Sơn La, Điện Biên, Lai Châu đảm bảo tiêu chí nông thôn mới.

Bố trí, sắp xếp ổn định đời sống, sản xuất cho 500 hộ dân tái định cư ven hồ thuộc huyện Quỳnh Nhai và huyện Mường La, tỉnh Sơn La chưa có điều kiện ổn định đời sống, phát triển sản xuất cho người dân sau tái định cư thủy điện Sơn La do thiếu đất sản xuất và ảnh hưởng bởi sạt lở đất, lũ ống, lũ quét.

ỗ trợ khoán bảo vệ rừng phòng hộ và rừng sản xuất; hỗ trợ học nghề; hỗ trợ đầu tư phát triển du lịch và thương mại và sửa chữa, nâng cấp, xây mới các công trình cơ sở hạ tầng tại các khu, điểm tái định cư và dân sở tại nhường đất bị ảnh hưởng...

SONG HÀ

VNECONOMY

Các tin tức khác

>   Người nước ngoài đã sử dụng bao nhiêu đất ở Việt Nam? (05/06/2018)

>   Ông Tất Thành Cang bị đề nghị kỷ luật vì bán đất không đúng thẩm quyền (04/06/2018)

>   Xử lý dứt điểm các trạm thu phí BOT sai vị trí (04/06/2018)

>   Thủ tướng: Cho thuê đất đến 99 năm không phải là mấu chốt của Luật Đặc khu (04/06/2018)

>   Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể: Trạm "thu giá BOT" sẽ có tên mới! (04/06/2018)

>   Các thành phố lớn thu được bao nhiêu từ đất? (04/06/2018)

>   Con đường ‘mắc cạn’ của dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng ở TP.HCM (04/06/2018)

>   Đất ở 3 đặc khu vẫn phức tạp (04/06/2018)

>   17 trạm BOT "đi lạc", chỉ đề xuất dẹp một (04/06/2018)

>   BOT và chuyện “phí - giá” sẽ rất nóng (04/06/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật