Thứ Sáu, 08/06/2018 08:15

Dư nợ nước ngoài của Việt Nam tăng đột biến 73%

Dư nợ nước ngoài ngắn hạn của quốc gia hàng năm chỉ được phép tăng tối đa 10%. Tuy nhiên năm 2017, mức tăng này là 73% so với 2016.

Thương vụ người Thái thành lập công ty ở Việt Nam mua Sabeco khiến dư nợ nước ngoài của quốc gia năm 2017 tăng đột biến. Ảnh:TL

Thương vụ tỉ phú người Thái thâu tóm Công ty Sabeco thông qua Công ty Vietnam Beverage ảnh hưởng rất nhiều đến nợ công của Việt Nam năm 2017 và dẫn đến việc phải điều chỉnh nhiều chỉ tiêu nợ công 2018 về ngưỡng an toàn.

Thương vụ trị giá 4,8 tỉ đô la Mỹ này đã làm cho chỉ tiêu dự trữ ngoại hối nhà nước so với dư nợ nước ngoài ngắn hạn năm 2017 ở mức 235%, giảm so với 2016 do dư nợ vay ngắn hạn của doanh nghiệp tăng nhanh trong năm 2017. Báo cáo về sử dụng vốn vay và quản lý nợ công 2017, kế hoạch 2018 do Chính phủ gửi Quốc hội mới đây cho biết.

Nó cũng tác động đến chỉ tiêu nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của quốc gia năm 2017 so với tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ ở mức 36%, tăng mạnh so với 2016 (tăng 6,3%), vượt giới hạn cho phép dưới 25%; chủ yếu do hoạt động rút vốn và trả nợ gốc các khoản vay nước ngoài ngắn hạn của doanh nghiệp và tổ chức tín dụng năm 2017 tăng mạnh. Việc gia tăng mức vay nước ngoài ngắn hạn của tổ chức tín dụng nhằm hỗ trợ nguồn vốn tín dụng ngắn hạn, điều hòa thanh khoản ngoại tệ trong hệ thống.

Chính phủ cho biết, hết năm 2017, tổng dư nợ nước ngoài của quốc gia là 2.451 triệu tỉ đồng, bằng 49% GDP, vẫn nằm trong giới hạn cho phép là dưới 50% GDP. Tuy nhiên, chỉ số nợ nước ngoài của quốc gia có xu hướng tăng so với 2016 và tiệm cận ngưỡng nợ nước ngoài của quốc gia đã được Quốc hội phê duyệt.

Nguyên nhân chủ yếu là do quy mô vay nợ nước ngoài của các doanh nghiệp theo hình thức tự vay, tự trả tăng nhanh. Theo đó, tốc độ tăng dư nợ của các khoản vay trung và dài hạn là 22,56%, của các khoản vay ngắn hạn là 73% so với năm trước đó.

Vay ngắn hạn nước ngoài đã cán mốc 21,9 tỉ đô la trong năm 2017, trong số này có 4,8 tỉ đô la Mỹ của Vietnam Beverage để thanh toán cho Bộ Công Thương trong thương vụ mua cổ phần của Sabeco. Khoản ngoại tệ này được ngân hàng Vietcombank thu xếp.

Tuy nhiên, theo Quyết định của Thủ tướng phê duyệt chương trình quản lý nợ trung hạn 2016-2018 thì hạn mức tăng dư nợ nước ngoài ngắn hạn hàng năm tối đa 10%/năm.

Hiện mức tăng ngắn hạn năm 2017 đã là 73% nên ảnh hưởng đến dư nợ vay ngắn hạn nước ngoài, ảnh hưởng đến chỉ tiêu an toàn nợ nước ngoài quốc gia và làm giảm dư địa vay nước ngoài quốc gia trong các năm tiếp theo.

Do đó, để đảm bảo an toàn nợ nước ngoài quốc gia (không vượt ngưỡng 50% do Quốc hội phê duyệt), Thủ tướng phê duyệt hạn mức vay thương mại nước ngoài của các doanh nghiệp, tổ chức tín dụng theo hình thức tự vay tự trả năm 2018 không vượt quá 5 tỉ đô la Mỹ. Dư nợ vay nước ngoài ngắn hạn cuối năm 2018 của doanh nghiệp, tổ chức tín dụng không vượt quá số dư nợ vào thời điểm hết 2017 là 5 tỉ đô la Mỹ.

Ngọc Lan

TBKTSG

Các tin tức khác

>   Phó thủ tướng: Công cuộc chống tham nhũng đạt kết quả rất to lớn (06/06/2018)

>   ANZ dự báo lạm phát Việt Nam tăng do ảnh hưởng của giá dầu và giá gạo thế giới (06/06/2018)

>   “Chảy máu” ngành giáo dục 3-4 tỷ đô/năm: Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nói gì? (06/06/2018)

>   Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ sắp trả lời chất vấn trước Quốc hội (06/06/2018)

>   Vốn nhà nước nên được giao khoán (04/06/2018)

>   Mục tiêu CPI tăng không quá 4% là khả quan (03/06/2018)

>   Bóng ma rút vốn và câu chuyện tỷ giá (01/06/2018)

>   Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 6 (01/06/2018)

>   Lương cơ sở chính thức được tăng từ 1/7 (31/05/2018)

>   Học phí đại học cũng được chuyển thành giá (30/05/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật